HN: “Chia tay” gần 1.300 cây xanh đường Phạm Văn Đồng
Sáng nay (18/10), những cây xanh đầu tiên trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) bắt đầu được chặt hạ, di chuyển để phục vụ mở rộng đường vành đai 3.
Sáng nay (18/10), đơn vị thi công chặt hạ, di chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) đã bắt đầu chặt những cành đầu tiên
Sáng 18/10, Hà Nội bắt đầu di dời gần 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng để phục vụ mở rộng đường đường vành đai 3. Cây xanh đầu tiên bị chặt hạ thuộc đoạn ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn. Sau khi chặt 1 cây ở ngã ba này, xe nâng tiếp tục di chuyển về ngã ba Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng để chặt điểm một số cây xà cừ.
Theo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng đã cấp phép cho đơn vị này đánh chuyển, chặt hạ cây trên đường Phạm Văn Đồng, đợt 1 là 14 cây.
Đơn vị thi công chặt hạ điểm tại 2 điểm với tổng số 14 cây trên tuyến đường Phạm Văn Đồng
Ông Nguyễn Khánh Toàn – Giám đốc Công ty cổ phần Beepro- đơn vị chịu trách nhiệm cắt tỉa và di dời hàng cây cổ thụ trên đường Phạm Văn Đồng cho biết: "Đợt 1 sẽ bắt đầu từ ngày 18/10, sau đó tiếp tục các đợt nhằm đảm bảo đến tháng 12 thực hiện xong việc di dời toàn bộ cây xanh trên tuyến Phạm Văn Đồng".
Đại diện công ty trên cho biết, đây là dự án cây xanh trọng điểm lớn nhất cả nước, với tiêu chí hạn chế tối đa việc chặt cây xanh, trong số gần 1.300 cây, thành phố quyết định di chuyển gần 1.000 cây. Những cây sâu, cong, nghiêng mục sẽ bị chặt hạ.
"Việc di chuyển, chặt hạ cây xanh ở tuyến đường Phạm Văn Đồng vô cùng khó khăn bởi tuyến đường này khá chật hẹp, lưu lượng người tham gia giao thông đông. Thời gian thi công tại công trường Phạm Văn Đồng khoảng 6 tháng. Sau khi cắt tỉa, đào gốc, cây sẽ được đưa đến trồng mới các nút giao Tả Hồng - Đại lộ Võ Nguyên Giáp, quốc lộ 1, quốc lộ 5. Quy trình thực hiện chăm sóc cây rất phức tạp nhưng công ty đã có kinh nghiệm và có những giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây", ông Toàn thông tin.
Đây là đợt chặt hạ cây xanh lớn nên đơn vị thi công rất cận trọng trong việc chặt hạ, di chuyển
Trước khi chặt hạ, di chuyển, cắt tỉa cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Beepro cũng đã được UBND Hà Nội đồng ý cho thực hiện di chuyển cây xà cừ cổ thụ đoạn Kim Mã - Voi Phục để giải phóng mặt bằng thi công metro Nhổn - ga Hà Nội.
Trong gần 1.300 cây xanh thuộc diện di dời, chặt hạ có 986 cây xà cừ, 38 cây sấu, 65 cây hoa sữa, 11 cây phượng. Dự kiến đơn vị thi công sẽ chặt hạ 158 cây, giữ lại để cắt tỉa 142 cây và di chuyển khoảng gần 1.000 cây.
Trước đó, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết sau khi di chuyển, chặt hạ gần 1.300 cây xanh, đường Phạm Văn Đồng sẽ được trồng mới 1.500 cây giáng hương. Cây xanh sẽ được trồng 4 tầng: cây tầm cao, cây tầm trung, cây tầm thấp và lớp thảm.
Với tiêu chí hạn chế tối đa việc chặt cây xanh, trong số gần 1.300 cây, thành phố quyết định di chuyển gần 1.000 cây. Những cây sâu, cong, nghiêng mục sẽ bị chặt hạ.
Rút kinh nghiệm về việc chặt hạ, di chuyển cây trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) để thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, các cơ quan chức năng đã đánh giá tác động môi trường khi chặt hạ cây xanh tại đường Phạm Văn Đồng.
Trong gần 1.300 cây xanh thuộc diện di dời, chặt hạ có 986 cây xà cừ, 38 cây sấu, 65 cây hoa sữa, 11 cây phượng. Dự kiến đơn vị thi công sẽ chặt hạ 158 cây, giữ lại để cắt tỉa 142 cây và di chuyển khoảng gần 1.000 cây.
Công nhân cưa cành trước khi đào gốc đánh chuyển
Những cây xà cừ đều được đánh số thứ tự
Trước đó, việc thi công tuyến đường này phải dừng lại để chờ phương án chặt hạ, di chuyển hàng cây xanh
Lưu lượng phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng luôn đông đúc khiến cho việc chặt hạ, di chuyển cây xanh gặp nhiều khó khăn. Đơn vị thi công sẽ di chuyển cây vào ban đêm
Lực lượng thanh tra giao thông có mặt từ sáng sớm, phân luồng nhằm tránh ùn tắc, đảm bảo an toàn cho người đi đường
Sau khi cưa các cành cây, công nhân chuyển ngay những cành này vào bên trong đường
Tiếp theo máy xúc đào xung quanh gốc cây
Công nhân tiếp tục đào quanh gốc sao cho không ảnh hưởng đến đường nước, đường điện dưới gốc cây.
Dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long là một trong 52 công trình trọng điểm của TP Hà Nội được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016-2020. Tổng chiều dài tuyến đường này là 5,5 km. Điểm đầu là ngã tư Mai Dịch và điểm cuối là cầu Thăng Long. Tổng mức đầu tư của dự án là 3.113 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách. Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư. |
Những cong đường từng rợp bóng cây xanh giờ đây “mọc“ lên những khối bê tông bốc hơi hầm hập trong những ngày nắng...