HN: Cầu trăm tuổi xuống cấp trầm trọng vẫn phải “gồng mình” đưa người qua sông

Sự kiện: 24h vạn dặm

Cầu Long Biên được xem là biểu tượng của Hà Nội, được Pháp xây dựng trong vòng 3 năm. Cho đến nay, qua 3 lần đại tu sửa chữa, cầu Long Biên lại một lần nữa rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Các chuyên gia cảnh báo nếu không có sự can thiệp kịp thời thì nguy cơ mất an toàn có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội.

 Không chỉ là một công trình giao thông quan trọng, cầu Long Biên còn là nơi lưu giữ ký ức và kỷ niệm của người dân Thủ đô, là một chứng tích lịch sử quan trọng đã chứng kiến những thăng trầm của Hà Nội qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

 Không chỉ là một công trình giao thông quan trọng, cầu Long Biên còn là nơi lưu giữ ký ức và kỷ niệm của người dân Thủ đô, là một chứng tích lịch sử quan trọng đã chứng kiến những thăng trầm của Hà Nội qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

 Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1899, khánh thành vào ngày 28/02/1902. Cầu có chiều dài 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. 

 Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1899, khánh thành vào ngày 28/02/1902. Cầu có chiều dài 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. 

 Hoạt động suốt 119 năm qua, cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng sau ba lần đại tu sửa chữa.

 Hoạt động suốt 119 năm qua, cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng sau ba lần đại tu sửa chữa.

Năm 2005, cầu được gia cố với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2010. Từ đó đến nay, cầu Long Biên chỉ được gia cố chắp vá từng phần.

Năm 2005, cầu được gia cố với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2010. Từ đó đến nay, cầu Long Biên chỉ được gia cố chắp vá từng phần.

HN: Cầu trăm tuổi xuống cấp trầm trọng vẫn phải “gồng mình” đưa người qua sông - 6

Nhưng cho đến nay mặt cầu Long Biên xuống cấp trầm trọng, bề mặt cầu rạn nứt mấp mô với nhiều khe rãnh, vết nứt dài thấy rõ được cả nước dưới lòng sông.

Nhưng cho đến nay mặt cầu Long Biên xuống cấp trầm trọng, bề mặt cầu rạn nứt mấp mô với nhiều khe rãnh, vết nứt dài thấy rõ được cả nước dưới lòng sông.

Nhiều vị trí trên mặt cầu xuất hiện tình trạng "hở hàm ếch", nguy hiểm rình rập người đi đường mỗi khi đi qua đây.

Nhiều vị trí trên mặt cầu xuất hiện tình trạng "hở hàm ếch", nguy hiểm rình rập người đi đường mỗi khi đi qua đây.

 Vết rạn nứt, ổ gà có ở suốt chiều dài cây cầu khiến người tham gia giao thông qua đây luôn có cảm giác nơm nớp, lo sợ.

 Vết rạn nứt, ổ gà có ở suốt chiều dài cây cầu khiến người tham gia giao thông qua đây luôn có cảm giác nơm nớp, lo sợ.

 Cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều dầm đỡ đã mục, gỉ sét.

 Cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều dầm đỡ đã mục, gỉ sét.

HN: Cầu trăm tuổi xuống cấp trầm trọng vẫn phải “gồng mình” đưa người qua sông - 11

 Lan can bằng sắt đã bị rỉ sét, ăn mòn theo thời gian và bung ra, tiềm ẩn nguy cơ với người tham gia giao thông.

 Lan can bằng sắt đã bị rỉ sét, ăn mòn theo thời gian và bung ra, tiềm ẩn nguy cơ với người tham gia giao thông.

Những dấu hiệu hư hỏng lại xuất hiện trên thành cầu và được sửa chữa chắp nối và hàn sơ qua.

Những dấu hiệu hư hỏng lại xuất hiện trên thành cầu và được sửa chữa chắp nối và hàn sơ qua.

 Công nhân thường xuyên phải đi tuần đường và bảo dưỡng mặt đường ray trên cầu Long Biên, vì đường ray trên cầu cũng ngày một xuống cấp theo thời gian.

 Công nhân thường xuyên phải đi tuần đường và bảo dưỡng mặt đường ray trên cầu Long Biên, vì đường ray trên cầu cũng ngày một xuống cấp theo thời gian.

Mặc dù có biển cấm trên cầu, thế nhưng đây vẫn là nơi tụ tập của các bạn trẻ yêu thích chụp hình.

Mặc dù có biển cấm trên cầu, thế nhưng đây vẫn là nơi tụ tập của các bạn trẻ yêu thích chụp hình.

Mới đây, Cục Đường sắt Việt Nam đã trình Bộ GTVT dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong quy hoạch này, Cục Đường sắt nêu phương án không sử dụng cầu Long Biên để kết nối đường sắt quốc gia, sẽ xây dựng tuyến đường sắt vành đai phía Đông Hà Nội theo hướng Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Yên Viên - Bắc Hồng, trong đó có đoạn từ Ngọc Hồi (tuyến phía Nam) đến Lạc Đạo (tuyến phía Đông).

Mới đây, Cục Đường sắt Việt Nam đã trình Bộ GTVT dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong quy hoạch này, Cục Đường sắt nêu phương án không sử dụng cầu Long Biên để kết nối đường sắt quốc gia, sẽ xây dựng tuyến đường sắt vành đai phía Đông Hà Nội theo hướng Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Yên Viên - Bắc Hồng, trong đó có đoạn từ Ngọc Hồi (tuyến phía Nam) đến Lạc Đạo (tuyến phía Đông).

Cầu Long Biên sẽ được di dời về phía thượng lưu, đồng thời xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng trên tim cầu cũ. Dự kiến, dự án sẽ tiêu tốn 867 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng và 7.982 tỉ đồng xây dựng cầu mới.

Cầu Long Biên sẽ được di dời về phía thượng lưu, đồng thời xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng trên tim cầu cũ. Dự kiến, dự án sẽ tiêu tốn 867 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng và 7.982 tỉ đồng xây dựng cầu mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàn Như ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN