Hình tượng rồng uốn lượn trên các cổ vật được trưng bày ở TP.HCM

Sự kiện: Thời sự

Hơn 100 cổ vật từ thời Lý đến thời nhà Nguyễn với hình tượng rồng trong cung đình, kiến trúc, tín ngưỡng, vật dụng sinh hoạt được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, quận 1.

Triển lãm mang chủ đề “Long Vân khánh hội – Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam” giới thiệu hơn 100 hiện vật quý của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM và một số nhà sưu tập. 

Triển lãm mang chủ đề “Long Vân khánh hội – Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam” giới thiệu hơn 100 hiện vật quý của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM và một số nhà sưu tập. 

Triển lãm trưng bày cổ vật từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn với bốn nội dung chính là rồng trong cung đình, rồng trong đời sống sinh hoạt, rồng trong tín ngưỡng tôn giáo và rồng trong kiến trúc.

Triển lãm trưng bày cổ vật từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn với bốn nội dung chính là rồng trong cung đình, rồng trong đời sống sinh hoạt, rồng trong tín ngưỡng tôn giáo và rồng trong kiến trúc.

Hình tượng rồng uốn lượn trên các cổ vật được trưng bày ở TP.HCM - 3

Hai bộ trang phục của vua triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm. Hình rồng trên trang phục đều là rồng 5 móng, biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. 

Hai bộ trang phục của vua triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm. Hình rồng trên trang phục đều là rồng 5 móng, biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. 

 Con ấn “Hoàng đế tôn thân chi bảo” được chế tác cuối thế kỷ 19. Quai ấn là tượng rồng ngồi, đầu vươn về phía trước, là biểu trưng quyền lực của triều đình nhà Nguyễn. Ấn “Hoàng đế tôn thân chi bảo” với hình thức rồng độc đáo, mang đặc trưng cung đình triều Nguyễn, được tạo tác, khắc và gia công cầu kỳ. Ngoài những quy định về số móng, trong điển chế của triều Nguyễn còn có quy định về số vảy dương -âm, số khúc cuộn của rồng khi biểu trưng cho hoàng đế...

 Con ấn “Hoàng đế tôn thân chi bảo” được chế tác cuối thế kỷ 19. Quai ấn là tượng rồng ngồi, đầu vươn về phía trước, là biểu trưng quyền lực của triều đình nhà Nguyễn. Ấn “Hoàng đế tôn thân chi bảo” với hình thức rồng độc đáo, mang đặc trưng cung đình triều Nguyễn, được tạo tác, khắc và gia công cầu kỳ. Ngoài những quy định về số móng, trong điển chế của triều Nguyễn còn có quy định về số vảy dương -âm, số khúc cuộn của rồng khi biểu trưng cho hoàng đế...

Con dấu “Khánh Ninh cung bảo” được chế tác thời Minh Mạng (trị vì từ 1820 đến 1841). Ấn được làm bằng ngà, trên dấu là hình ảnh “lưỡng long tranh châu”.

Con dấu “Khánh Ninh cung bảo” được chế tác thời Minh Mạng (trị vì từ 1820 đến 1841). Ấn được làm bằng ngà, trên dấu là hình ảnh “lưỡng long tranh châu”.

Hình tượng rồng uốn lượn trên các cổ vật được trưng bày ở TP.HCM - 7

Ngọc dụ bằng vải thêu và sắc phong thần bằng giấy thời vua Thiệu Trị là những hiện vật lần đầu tiên được ra mắt công chúng.

Ngọc dụ bằng vải thêu và sắc phong thần bằng giấy thời vua Thiệu Trị là những hiện vật lần đầu tiên được ra mắt công chúng.

Cuốn sách làm bằng kim loại đồng từ thời vua Tự Đức với hình tượng rồng được chạm khắc tinh xảo.

Cuốn sách làm bằng kim loại đồng từ thời vua Tự Đức với hình tượng rồng được chạm khắc tinh xảo.

 Hộp đựng sắc phong cuối thế kỷ 19 với gỗ sơn son, thếp vàng.

 Hộp đựng sắc phong cuối thế kỷ 19 với gỗ sơn son, thếp vàng.

Hình tượng rồng trong kiến trúc được thể hiện qua các hiện vật bằng đất nung như gạch xây dựng, phù điêu trang trí trên mái cung điện thời Lý, Trần, Lê. Thông qua đó, người xem sẽ thấy được nét đặc trưng của con rồng ở mỗi triều đại cùng sự biến chuyển về hình dáng qua các thời kỳ. Trong ảnh là rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, thân dài, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phía trước, không có ngón chân sau.

Hình tượng rồng trong kiến trúc được thể hiện qua các hiện vật bằng đất nung như gạch xây dựng, phù điêu trang trí trên mái cung điện thời Lý, Trần, Lê. Thông qua đó, người xem sẽ thấy được nét đặc trưng của con rồng ở mỗi triều đại cùng sự biến chuyển về hình dáng qua các thời kỳ. Trong ảnh là rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, thân dài, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phía trước, không có ngón chân sau.

Đầu rồng bằng đất nung thời Trần dùng để trang trí trên cung điện ở Hoàng thành Thăng Long. Đầu rồng thường làm bằng gốm, đất nung tạo sự hoành tráng và vẻ đẹp nghệ thuật của công trình kiến trúc từ phía xa.

Đầu rồng bằng đất nung thời Trần dùng để trang trí trên cung điện ở Hoàng thành Thăng Long. Đầu rồng thường làm bằng gốm, đất nung tạo sự hoành tráng và vẻ đẹp nghệ thuật của công trình kiến trúc từ phía xa.

 Hình tượng rồng trên đất nung thời Lê. 

 Hình tượng rồng trên đất nung thời Lê. 

 Cuốn thư “Quốc sủng gia khánh” (Nước vẻ vang, nhà hạnh phúc) bằng gỗ thếp vàng cùng các vật dụng với hình tượng rồng.

 Cuốn thư “Quốc sủng gia khánh” (Nước vẻ vang, nhà hạnh phúc) bằng gỗ thếp vàng cùng các vật dụng với hình tượng rồng.

Chuông - năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800)

Chuông - năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800)

Lư hương - thế kỷ 19

Lư hương - thế kỷ 19

ảnh 16: Lư hương dạng hình trụ chữ nhật, miệng đứng có hai quai. Mặt trước đắp nổi mặt trời, rồng, phượng, lân, mặt hổ phù. Đây là một sản phẩm của làng gốm cổ Phù Lãng có niên đại TK 17 – 18.

ảnh 16: Lư hương dạng hình trụ chữ nhật, miệng đứng có hai quai. Mặt trước đắp nổi mặt trời, rồng, phượng, lân, mặt hổ phù. Đây là một sản phẩm của làng gốm cổ Phù Lãng có niên đại TK 17 – 18.

Hình tượng rồng uốn lượn trên các cổ vật được trưng bày ở TP.HCM - 18

Hình tượng rồng uốn lượn trên các cổ vật được trưng bày ở TP.HCM - 19

Hình tượng rồng trên các vật dụng qua các thời kỳ. 

Hình tượng rồng trên các vật dụng qua các thời kỳ. 

Triển lãm “Long Vân khánh hội - hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam” kéo dài đến tháng 3.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đông Thịnh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN