Hình hài tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn xuyên rừng cao su xanh mướt ở Bình Dương

Nhà thầu đang huy động gần 200 nhân sự, hơn 100 máy móc thiết bị, tổ chức 16 mũi thi công tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa nhằm đảm bảo tiến độ, dự kiến thông xe kỹ thuật vào tháng 4/2025.

Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, đi qua các 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An.

Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, đi qua các 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An.

Theo quy hoạch, tuyến cao tốc này có 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, giai đoạn đầu được đầu tư với quy mô 2 làn xe, trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng theo nhu cầu phát triển vùng. 

Theo quy hoạch, tuyến cao tốc này có 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, giai đoạn đầu được đầu tư với quy mô 2 làn xe, trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng theo nhu cầu phát triển vùng. 

Dự án có chiều dài 72,75km, điểm đầu tại xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, Bình Dương), điểm cuối tại nút giao với quốc lộ N2 (nay là đường Hồ Chí Minh, thuộc huyện Đức Hòa, Long An). 

Dự án có chiều dài 72,75km, điểm đầu tại xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, Bình Dương), điểm cuối tại nút giao với quốc lộ N2 (nay là đường Hồ Chí Minh, thuộc huyện Đức Hòa, Long An). 

Công trình có 3 gói thầu, trong đó Tập đoàn Đèo Cả là nhà thầu thi công gói thầu XL1 có giá trị xây lắp hơn 681 tỷ đồng với chiều dài 31,5km (trải dài từ huyện Bàu Bàng đến sông Sài Gòn, giáp ranh Tây Ninh). 

Công trình có 3 gói thầu, trong đó Tập đoàn Đèo Cả là nhà thầu thi công gói thầu XL1 có giá trị xây lắp hơn 681 tỷ đồng với chiều dài 31,5km (trải dài từ huyện Bàu Bàng đến sông Sài Gòn, giáp ranh Tây Ninh). 

Gói thầu XL01, ngoài phần đường còn có 6 cây cầu gồm cầu Kênh Phước Hòa, Cây Trường, Bà Tứ, Thị Tính, Suối Tre và Thanh An.

Gói thầu XL01, ngoài phần đường còn có 6 cây cầu gồm cầu Kênh Phước Hòa, Cây Trường, Bà Tứ, Thị Tính, Suối Tre và Thanh An.

Hiện nay, nhà thầu huy động gần 200 nhân sự, hơn 100 máy móc thiết bị, tổ chức 16 mũi thi công (gồm 10 mũi thi công cầu, 6 mũi thi công đường).

Hiện nay, nhà thầu huy động gần 200 nhân sự, hơn 100 máy móc thiết bị, tổ chức 16 mũi thi công (gồm 10 mũi thi công cầu, 6 mũi thi công đường).

Tại hạng mục cầu Thanh An - đường găng của dự án, nhà thầu đã bố trí 6 mũi thi công.

Tại hạng mục cầu Thanh An - đường găng của dự án, nhà thầu đã bố trí 6 mũi thi công.

Sản lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 20% giá trị hợp đồng. Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, nhà thầu phải đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đến ngày 30/4/2025 thông xe kỹ thuật (rút ngắn tiến độ 7 tháng so với hợp đồng đã ký). 

Sản lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 20% giá trị hợp đồng. Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, nhà thầu phải đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đến ngày 30/4/2025 thông xe kỹ thuật (rút ngắn tiến độ 7 tháng so với hợp đồng đã ký). 

Về phần đường, hiện nhà thầu triển khai các hạng mục đắp K95, K98, bù vênh bằng cấp phối đá dăm…

Về phần đường, hiện nhà thầu triển khai các hạng mục đắp K95, K98, bù vênh bằng cấp phối đá dăm…

Hơn 31km đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương chủ yếu đi qua vùng đất nông nghiệp trồng cây keo, cao su, cây ăn trái. Sau gần 15 năm (kể từ ngày khởi công lần 1 vào năm 2009), đến nay vẫn còn một số diện tích đất ở, đất vườn chưa được giải toả. 

Hơn 31km đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương chủ yếu đi qua vùng đất nông nghiệp trồng cây keo, cao su, cây ăn trái. Sau gần 15 năm (kể từ ngày khởi công lần 1 vào năm 2009), đến nay vẫn còn một số diện tích đất ở, đất vườn chưa được giải toả. 

Công tác giải phóng mặt bằng hiện vẫn còn gần 50 điểm gồm một số diện tích đất ở, đất vườn và các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện trung thế, hạ thế và các đường dây viễn thông) chưa được bàn giao cho nhà thầu thi công.

Công tác giải phóng mặt bằng hiện vẫn còn gần 50 điểm gồm một số diện tích đất ở, đất vườn và các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện trung thế, hạ thế và các đường dây viễn thông) chưa được bàn giao cho nhà thầu thi công.

Hình hài tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn xuyên rừng cao su xanh mướt ở Bình Dương - 12

Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa được khởi công vào năm 2009, đến năm 2011 bị đình chỉ thi công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011) của Chính phủ và Chỉ thị số 1792/CT-TTg (ngày 15/10/2011) của Thủ tướng.

Ngày 18/11/2023, dự án được tái khởi động với mục tiêu tiếp tục hoàn thành các hạng mục thi công dở dang, tránh lãng phí nguồn vốn nhà nước đã đầu tư, góp phần nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh với quy mô 2 làn xe, chia sẻ lưu lượng với các trục dọc vùng Đông Nam Bộ, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

TP HCM chọn phương án cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn có tĩnh không cố định 15 m, thay vì nhịp chính có thể nâng hạ lên 45 m như tính toán trước đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chí Hùng - Xuân An ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN