Hình ảnh xót xa tại các trụ sở, trường học tiền tỉ bị bỏ hoang ở Hà Tĩnh

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Hàng chục trụ sở, trường học khang trang, mới xây dựng giá trị hàng tỉ đồng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đang xuống cấp nghiêm trọng, trở thành nơi chăn thả trâu, bò

Thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2020, tỉnh Hà Tĩnh từ 262 xã giảm xuống còn 216 xã.

Sau khi tiến hành sáp nhập 80 xã theo địa giới hành chính mới thành 34 xã, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã dư ra hàng chục trụ sở, trường học. Trong đó có nhiều trụ sở nằm ở những vị trí đắc địa, vừa xây dựng, tu bổ với kinh phí hàng tỉ đồng nhưng bị bỏ hoang gây lãng phí.

Sau khi tiến hành sáp nhập 80 xã theo địa giới hành chính mới thành 34 xã, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã dư ra hàng chục trụ sở, trường học. Trong đó có nhiều trụ sở nằm ở những vị trí đắc địa, vừa xây dựng, tu bổ với kinh phí hàng tỉ đồng nhưng bị bỏ hoang gây lãng phí.

Hình ảnh xót xa tại các trụ sở, trường học tiền tỉ bị bỏ hoang ở Hà Tĩnh - 2

Cụ thể như trụ sở UBND xã Thạch Hương (cũ), huyện Thạch Hà, được xây trên khuôn viên rộng hàng ngàn m2, gồm hai dãy nhà hai tầng cùng hội trường khang trang với số vốn 8 tỉ đồng vào năm 2018. Sau khi thực hiện đề án sáp nhập, những cơ ngơi này hiện không dùng đến.

Cụ thể như trụ sở UBND xã Thạch Hương (cũ), huyện Thạch Hà, được xây trên khuôn viên rộng hàng ngàn m2, gồm hai dãy nhà hai tầng cùng hội trường khang trang với số vốn 8 tỉ đồng vào năm 2018. Sau khi thực hiện đề án sáp nhập, những cơ ngơi này hiện không dùng đến.

Hình ảnh xót xa tại các trụ sở, trường học tiền tỉ bị bỏ hoang ở Hà Tĩnh - 4

Cơ sở vật chất tại dãy nhà làm việc của trụ sở UBND xã Thạch Hương (cũ) xuống cấp nghiêm trọng, cây cối mọc um tùm sau nhiều năm bỏ không

Cơ sở vật chất tại dãy nhà làm việc của trụ sở UBND xã Thạch Hương (cũ) xuống cấp nghiêm trọng, cây cối mọc um tùm sau nhiều năm bỏ không

Cạnh trụ sở xã Thạch Hương, trụ sở UBND xã Thạch Lâm cũng gặp chung tình trạng trên, bỏ hoang nhiều năm sau khi sáp nhập xã vào đầu năm 2020.

Cạnh trụ sở xã Thạch Hương, trụ sở UBND xã Thạch Lâm cũng gặp chung tình trạng trên, bỏ hoang nhiều năm sau khi sáp nhập xã vào đầu năm 2020.

Do đã sáp nhập vào đơn vị hành chính mới nên nhiều hồ sơ, giấy tờ không còn được dùng đến

Do đã sáp nhập vào đơn vị hành chính mới nên nhiều hồ sơ, giấy tờ không còn được dùng đến

Nhiều đồ đạc do không cần phải sử dụng nữa được vứt lại ngổn ngang trong trụ sở cũ.

Nhiều đồ đạc do không cần phải sử dụng nữa được vứt lại ngổn ngang trong trụ sở cũ.

Khung cảnh hoang tàn và u ám tại trụ sở UBND xã Thạch Lâm

Khung cảnh hoang tàn và u ám tại trụ sở UBND xã Thạch Lâm

Ông Nguyễn Văn Ninh, Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, cho biết trụ sở xã Thạch Hương đưa vào sử dụng chưa được 2 năm, khi sáp nhập với xã Thạch Tân, Thạch Lâm thành xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, vào 1-1-2020. Sau khi sát nhập, trụ sở này từng làm điểm cách ly đợt dịch Covid-19, từ đó cho đến nay vẫn để trống.

Ông Nguyễn Văn Ninh, Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, cho biết trụ sở xã Thạch Hương đưa vào sử dụng chưa được 2 năm, khi sáp nhập với xã Thạch Tân, Thạch Lâm thành xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, vào 1-1-2020. Sau khi sát nhập, trụ sở này từng làm điểm cách ly đợt dịch Covid-19, từ đó cho đến nay vẫn để trống.

“Sau khi tiến hành sáp nhập, cũng có nhiều đơn vị muốn thuê lại cơ sở vật chất nhưng do thủ tục, thẩm quyền thuộc về tỉnh nên địa phương chưa có phương án cụ thể" - ông Ninh nói.

“Sau khi tiến hành sáp nhập, cũng có nhiều đơn vị muốn thuê lại cơ sở vật chất nhưng do thủ tục, thẩm quyền thuộc về tỉnh nên địa phương chưa có phương án cụ thể" - ông Ninh nói.

Tương tự, trụ sở UBND xã Cẩm Huy (sáp nhập với thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng khang trang, kiên cố song cũng bị bỏ hoang nhiều năm nay sau khi sáp nhập.

Tương tự, trụ sở UBND xã Cẩm Huy (sáp nhập với thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng khang trang, kiên cố song cũng bị bỏ hoang nhiều năm nay sau khi sáp nhập.

Hội trường của trụ sở UBND xã Cẩm Huy, Cẩm Xuyên mọc đầy cỏ dại.

Hội trường của trụ sở UBND xã Cẩm Huy, Cẩm Xuyên mọc đầy cỏ dại.

Sau nhiều năm bị “bỏ quên”, hệ thống quạt, đèn đã hư hỏng, hoen gỉ.

Sau nhiều năm bị “bỏ quên”, hệ thống quạt, đèn đã hư hỏng, hoen gỉ.

Khung cảnh tan hoang trong các phòng làm việc

Khung cảnh tan hoang trong các phòng làm việc

Trụ sở UBND xã Cẩm Huy (cũ), huyện Cẩm Xuyên, được nhiều đơn vị đề xuất xin thuê lại để mở phòng khám, tuy nhiên không đúng quy hoạch và quá xa trung tâm thị trấn nên để vậy cho đến hiện tại.

Trụ sở UBND xã Cẩm Huy (cũ), huyện Cẩm Xuyên, được nhiều đơn vị đề xuất xin thuê lại để mở phòng khám, tuy nhiên không đúng quy hoạch và quá xa trung tâm thị trấn nên để vậy cho đến hiện tại.

Ngoài các trụ sở bị bỏ hoang gây lãng phí, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sau khi sáp nhập trường cũng chung cảnh ngộ nhiều năm nay, khiến cơ sở vật chất bị xuống cấp trầm trọng.

Trường THCS Thạch Bình (xã Thạch Bình, TP.Hà Tĩnh) rộng gần 15.000 m2 được xây dựng năm 2005, với một dãy nhà 2 tầng gồm 8 phòng học, phòng đa năng và phòng hiệu bộ. Năm 2016, thực hiện việc sáp nhập, học sinh ngôi trường này về học tại Trường THCS Đại Nài (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) xuống cấp nghiêm trọng.

Trường THCS Thạch Bình (xã Thạch Bình, TP.Hà Tĩnh) rộng gần 15.000 m2 được xây dựng năm 2005, với một dãy nhà 2 tầng gồm 8 phòng học, phòng đa năng và phòng hiệu bộ. Năm 2016, thực hiện việc sáp nhập, học sinh ngôi trường này về học tại Trường THCS Đại Nài (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) xuống cấp nghiêm trọng.

Một người dân ngụ thôn Bình Minh, xã Thạch Bình, huyện Thạch Hà, cho biết vị trí của ngôi trường rất thuận lợi để làm các khu vui chơi cho trẻ em hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng.

Một người dân ngụ thôn Bình Minh, xã Thạch Bình, huyện Thạch Hà, cho biết vị trí của ngôi trường rất thuận lợi để làm các khu vui chơi cho trẻ em hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng.

“Do bị bỏ hoang nhiều năm nay nên nơi đây đã xuống cấp, nhếch nhác. Người dân chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng sớm có các giải pháp để tái sử dụng cơ sở vật chất, tránh lãng phí”- người này bày tỏ.

“Do bị bỏ hoang nhiều năm nay nên nơi đây đã xuống cấp, nhếch nhác. Người dân chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng sớm có các giải pháp để tái sử dụng cơ sở vật chất, tránh lãng phí”- người này bày tỏ.

Theo quan sát, hiện nhiều phòng học tại ngôi trường này ngập trong rác, khung cảnh nhếch nhác, hoang tàn.

Theo quan sát, hiện nhiều phòng học tại ngôi trường này ngập trong rác, khung cảnh nhếch nhác, hoang tàn.

Còn tại Trường tiểu học Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, bỏ hoang nhiều năm nay đã xuống cấp, trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng của bà con địa phương.

Còn tại Trường tiểu học Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, bỏ hoang nhiều năm nay đã xuống cấp, trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng của bà con địa phương.

Một số hộ dân tận dụng các phòng học bị bỏ không thành nơi phơi lông gia cầm.

Một số hộ dân tận dụng các phòng học bị bỏ không thành nơi phơi lông gia cầm.

Cũng chung số phận, Trường THCS Thịnh Lộc và Trường Tiểu học Thịnh Lộc điểm 2 (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), từng được xây dựng khang trang để phục vụ việc dạy và học cho hàng ngàn học sinh trong vùng. Thế nhưng, sau khi thực hiện sáp nhập, học sinh chuyển đến cơ sở mới, những ngôi trường này rơi vào tình trạng hoang phế, cơ sở vật chất xuống cấp.

Cũng chung số phận, Trường THCS Thịnh Lộc và Trường Tiểu học Thịnh Lộc điểm 2 (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), từng được xây dựng khang trang để phục vụ việc dạy và học cho hàng ngàn học sinh trong vùng. Thế nhưng, sau khi thực hiện sáp nhập, học sinh chuyển đến cơ sở mới, những ngôi trường này rơi vào tình trạng hoang phế, cơ sở vật chất xuống cấp.

Theo ghi nhận, do bị bỏ hoang lâu năm hiện hai dãy nhà 2 tầng đã phủ kín rêu mốc, nhiều hạng mục đổ nát. Dù cơ sở hạ tầng vẫn còn khá tốt nhưng bị bỏ hoang thời gian dài khiến ngôi trường trở nên u ám, hoang tàn.

Theo ghi nhận, do bị bỏ hoang lâu năm hiện hai dãy nhà 2 tầng đã phủ kín rêu mốc, nhiều hạng mục đổ nát. Dù cơ sở hạ tầng vẫn còn khá tốt nhưng bị bỏ hoang thời gian dài khiến ngôi trường trở nên u ám, hoang tàn.

Do không còn được sử dụng nên người dân địa phương đưa bò vào sân trường để chăn thả.

Do không còn được sử dụng nên người dân địa phương đưa bò vào sân trường để chăn thả.

Cách đó không xa là Trường Tiểu học Thịnh Lộc điểm 2 được xây dựng trên diện tích khoảng 5.200m2. Năm 2019, sau khi thực hiện sáp nhập, học sinh chuyển đến địa điểm mới thì trường bị bỏ hoang cho đến nay.

Cách đó không xa là Trường Tiểu học Thịnh Lộc điểm 2 được xây dựng trên diện tích khoảng 5.200m2. Năm 2019, sau khi thực hiện sáp nhập, học sinh chuyển đến địa điểm mới thì trường bị bỏ hoang cho đến nay.

Hình ảnh xót xa tại các trụ sở, trường học tiền tỉ bị bỏ hoang ở Hà Tĩnh - 27

Hơn 1 năm trước, Thủ tướng thị sát Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế cùng các bộ ngành liên quan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vĩnh Gia ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN