Hình ảnh hiếm giải cứu ‘chúa sơn lâm’ xứ Huế

Sự kiện: Tin nóng

Vào năm Dần cách đây gần 1/4 thế kỷ, tại tỉnh TT-Huế từng có một cuộc giải cứu hổ gây chấn động giới nghiên cứu động vật hoang dã trong nước và quốc tế, thậm chí thu hút cả những hãng tin nổi tiếng nước ngoài. Đến nay, những hình ảnh hiếm hoi về “chúa sơn lâm” được kiểm lâm giải cứu từ nhóm buôn hổ phi pháp năm ấy vẫn còn được lưu giữ.

Cách đây gần 24 năm, vào cuối mùa Xuân năm 1998, trong lúc làm nhiệm vụ tại vùng rừng núi xã Phong Mỹ, lực lượng Kiểm lâm huyện Phong Điền (TT-Huế) đã phát hiện một vụ việc “động trời” chưa từng xảy ra trước đó và mãi về sau này vẫn chưa lần nào lặp lại.

Hình ảnh hiếm giải cứu ‘chúa sơn lâm’ xứ Huế - 1

Chú hổ con thời điểm được giải cứu từ nhóm buôn bán động vật hoang dã gần 24 năm về trước tại tỉnh TT-Huế (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Chú hổ con thời điểm được giải cứu từ nhóm buôn bán động vật hoang dã gần 24 năm về trước tại tỉnh TT-Huế (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Đó là việc một nhóm chuyên buôn bán động vật hoang dã đã thuê xe taxi vào vùng rừng núi để chở một chú hổ con còn sống, cùng một cá thể gấu ngựa trưởng thành ra khỏi rừng, đưa ra Hà Nội tiêu thụ.

Qua trinh sát, nắm tình hình nhiều ngày trước đó, lực lượng thuộc Trạm Kiểm lâm Phong Mỹ đã phát hiện quả tang nhóm người kể trên có hành vi mua bán, vận chuyển hổ trái phép. Hòng mua chuộc lực lượng chức năng, nhóm buôn hổ đã dùng vàng để hối lộ cán bộ, nhân viên kiểm lâm tại TT-Huế nhưng bất thành.

Chú hổ con do bị đánh bẫy trọng thương ở chân, sức khỏe rất yếu vào thời điểm được phát hiện trong xe ô tô, đã được lực lượng Kiểm lâm TT-Huế giải cứu thành công.

Hình ảnh hiếm giải cứu ‘chúa sơn lâm’ xứ Huế - 3

Thời điểm giải cứu gần 24 năm trước, chú hổ con bị thương nặng ở chân, sức khỏe yếu (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Thời điểm giải cứu gần 24 năm trước, chú hổ con bị thương nặng ở chân, sức khỏe yếu (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Người trực tiếp nuôi dưỡng hổ con bị thương và trở thành "bác sĩ thú y bất đắc dĩ" là kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Đại Anh Tuấn. Ông Tuấn nay là Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn - từ một kỹ sư lâm nghiệp đã trở thành bác sĩ thú y bất đắc dĩ để cứu chữa hổ. Ông Tuấn nay là Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế (ảnh Ngọc Văn)

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn - từ một kỹ sư lâm nghiệp đã trở thành bác sĩ thú y bất đắc dĩ để cứu chữa hổ. Ông Tuấn nay là Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế (ảnh Ngọc Văn)

Ông Tuấn nhớ lại, để cứu chữa cho chú hổ con bị thương nặng (sau này được đặt tên là Lâm Nhi), ông đã tìm cách liên hệ với một tổ chức ở Canada, nhận được hỗ trợ các loại thuốc chữa trị cho hổ và những khuyến nghị điều trị.

Một chuyên gia người Đức sang nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Cúc Phương cũng gửi thuốc hỗ trợ chăm sóc hổ, hướng dẫn cả phác đồ điều trị tỉ mỉ. Qua hệ thống email bằng đường truyền dial-up hạn chế lúc đó, ông Tuấn còn tìm cách liên lạc được với hơn 20 chuyên gia trên thế giới chuyên nghiên cứu về loài hổ để tìm cách cứu chữa cho con vật thuộc loài thú họ mèo này.

Hình ảnh hiếm giải cứu ‘chúa sơn lâm’ xứ Huế - 6

Để cứu sống chú hổ, "bác sĩ thú y bất đắc dĩ" Nguyễn Đại Anh Tuấn đã phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia thế giới, trong điều kiện thông tin liên lạc rất hạn chế thời đó (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Để cứu sống chú hổ, "bác sĩ thú y bất đắc dĩ" Nguyễn Đại Anh Tuấn đã phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia thế giới, trong điều kiện thông tin liên lạc rất hạn chế thời đó (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Sau 48 ngày, chú hổ con đã lành hẳn vết thương, bình phục hoàn toàn. Sau khi hổ con được giải cứu và chữa trị thành công, phía Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT yêu cầu phải thả con vật trở lại môi trường tự nhiên.

Lực lượng kiểm lâm còn phát hiện nhóm buôn động vật hoang dã còn chở theo một chú gấu cùng với chú hổ Lâm Nhi. Tuy nhiên, chú gấu này sau đó bị chết vì bị thương quá nặng (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Lực lượng kiểm lâm còn phát hiện nhóm buôn động vật hoang dã còn chở theo một chú gấu cùng với chú hổ Lâm Nhi. Tuy nhiên, chú gấu này sau đó bị chết vì bị thương quá nặng (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

“Hồi đó, chuyên gia nghiên cứu sâu về loài hổ không nhiều. Qua liên lạc bằng email, lúc đó cũng chưa phổ biến vì hạn chế về đường truyền, các chuyên gia thú họ mèo đều khuyên, nếu thả hổ ra môi trường tự nhiên là không ổn, cần phải từ bỏ ý nghĩ đó. Lý do không nên thả hổ về lại rừng được phân tích: hổ còn non (chưa được 1 năm tuổi, khoảng 30kg).

Đặc biệt, trong loài hoang dã nó có mùi đặc trưng (mùi hoang dã). Con thú ở trong hoàn cảnh nuôi nhốt dài ngày bị mất đi mùi hoang dã. Nên khi thả ra ngoài, hổ con sẽ bị chính bố mẹ của nó tấn công. Còn nếu không bị tấn công, con hổ sẽ trở thành cá thể hổ đơn độc, trong môi trường hoang dã sẽ khó tồn tại, trở thành hổ đói, có thể tấn công con người, xem như là con mồi…”, ông Tuấn cho biết.

Hình ảnh hiếm giải cứu ‘chúa sơn lâm’ xứ Huế - 9

Truyền thông bảo vệ động vật hoang dã đối với người dân, học sinh vùng núi Phong Điền năm 1998, sau khi hổ Lâm Nhi được giải cứu từ nhóm buôn bán động vật rừng (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Truyền thông bảo vệ động vật hoang dã đối với người dân, học sinh vùng núi Phong Điền năm 1998, sau khi hổ Lâm Nhi được giải cứu từ nhóm buôn bán động vật rừng (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Tổ chức WWF đã làm trung gian hỗ trợ cho việc chuyển giao hổ con giải cứu tại TT-Huế về nuôi tại Vườn thú Hà Nội (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Tổ chức WWF đã làm trung gian hỗ trợ cho việc chuyển giao hổ con giải cứu tại TT-Huế về nuôi tại Vườn thú Hà Nội (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Ông Tuấn còn thông tin thêm, một thời gian sau đó, vào cuối năm 1998, Tổ chức WWF đã làm trung gian hỗ trợ cho việc chuyển giao con hổ này về nuôi tại Vườn thú Hà Nội. Hổ được đặt tên Lâm Nhi từ một chiến dịch truyền thông của WWF.

Hổ được giải cứu tại TT-Huế sau một thời gian được Kiểm lâm TT-Huế chăm sóc, nuôi nhốt (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Hổ được giải cứu tại TT-Huế sau một thời gian được Kiểm lâm TT-Huế chăm sóc, nuôi nhốt (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Hổ Lâm Nhi khi còn sống tại vườn thú Hà Nội, cùng các con được nhân giống thành công sau đó (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Hổ Lâm Nhi khi còn sống tại vườn thú Hà Nội, cùng các con được nhân giống thành công sau đó (ảnh tư liệu N.Đ.A.T)

Vườn thú Hà Nội đã nuôi nhân giống hổ Lâm Nhi với các con hổ khác. Hổ Lâm Nhi sau đó đẻ ra hổ con, tiếp đến là thế hệ hổ cháu. Tuy nhiên, trong một trận dịch cúm, hổ Lâm Nhi đã bị mất.

Ngày nay, tại Vườn thú Hà Nội còn lưu lại một khu chuồng gắn biển lưu niệm hổ Lâm Nhi. Mặt khác, những hình ảnh về hổ Lâm Nhi thời điểm được giải cứu và trở thành hổ trưởng thành sau này vẫn còn được lưu giữ.

Nguồn: [Link nguồn]

Con hổ giá trị cả tỷ đồng bất ngờ chết trong khu sinh thái

Sau 5 năm nuôi, một con hổ trị giá cả tỷ đồng bất ngờ bị chết, được tiêu huỷ sau đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN