Hình ảnh chuyến tàu đầu tiên đi xuyên hầm đường sắt qua đèo Cả sau gần 10 ngày chia cắt

Sự kiện: An toàn giao thông

Chuyến tàu hàng đầu tiên được chạy để thử tải qua hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả sau gần 10 ngày hầm này bị tắc hoàn toàn do sạt lở.

Video: Thông hầm đường sắt qua đèo Cả sau gần 10 ngày sửa chữa

Đúng 17 giờ 15, chuyến tàu thử tải đã chạy qua hầm đường sắt qua đèo Cả, nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, chính thức thông hầm sau gần 10 ngày sửa chữa do sạt lở.

Đúng 17 giờ 15, chuyến tàu thử tải đã chạy qua hầm đường sắt qua đèo Cả, nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, chính thức thông hầm sau gần 10 ngày sửa chữa do sạt lở.

Tại hiện trường, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, trước khi chuyển giao chính thức, sẽ tiến hành chạy thử nghiệm tàu với các cấp tốc độ khác nhau, với tốc độ từ 3-5 km/giờ. "Đường hầm đã thông, nhưng đường bộ vẫn cấm ô tô do đang kiểm tra mức độ an toàn khi ô tô đi trên miệng hầm"- ông Cảnh nói.

Tại hiện trường, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, trước khi chuyển giao chính thức, sẽ tiến hành chạy thử nghiệm tàu với các cấp tốc độ khác nhau, với tốc độ từ 3-5 km/giờ. "Đường hầm đã thông, nhưng đường bộ vẫn cấm ô tô do đang kiểm tra mức độ an toàn khi ô tô đi trên miệng hầm"- ông Cảnh nói.

"Sau khi chạy thử tải hai chuyến tàu hàng, dự kiến đêm nay sẽ cho hai đoàn tàu khách chạy qua hầm đường sắt Bãi Gió"- ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết.

"Sau khi chạy thử tải hai chuyến tàu hàng, dự kiến đêm nay sẽ cho hai đoàn tàu khách chạy qua hầm đường sắt Bãi Gió"- ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết.

Hai chuyến tàu hàng đầu tiên chạy qua hầm đường sắt Bãi Gió chiều tối 21-4.

Hai chuyến tàu hàng đầu tiên chạy qua hầm đường sắt Bãi Gió chiều tối 21-4.

Từ chiều cùng ngày, các công nhân đã hoàn thiện những công việc cuối cùng phục vụ công tác chạy thử tải.

Từ chiều cùng ngày, các công nhân đã hoàn thiện những công việc cuối cùng phục vụ công tác chạy thử tải.

Bên trong hầm, các công nhân hàn nối những trụ thép cuối cùng gia cố mái hầm.

Bên trong hầm, các công nhân hàn nối những trụ thép cuối cùng gia cố mái hầm.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Giám điều hành dự án, hiện các công tác gia cố vỏ, mái hầm và hàn cứng khung thép đã hoàn thành. "Sau khi tàu chạy thử tải xong các cơ quan liên quan sẽ đánh giá lần cuối để quyết định thông tuyến đường sắt với tần suất, mức độ nào”- ông Hưng nói với PLO.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Giám điều hành dự án, hiện các công tác gia cố vỏ, mái hầm và hàn cứng khung thép đã hoàn thành. "Sau khi tàu chạy thử tải xong các cơ quan liên quan sẽ đánh giá lần cuối để quyết định thông tuyến đường sắt với tần suất, mức độ nào”- ông Hưng nói với PLO.

Để gia cố điểm sạt lở, đơn vị thi công đã cho khoan tổng cộng 39 mũi, trong đó hai mũi từ trên đỉnh

Để gia cố điểm sạt lở, đơn vị thi công đã cho khoan tổng cộng 39 mũi, trong đó hai mũi từ trên đỉnh

Bên dưới các công nhân cũng thực hiện gia cố hệ thống đường ray sau thời gian sửa chữa sạt lở.

Bên dưới các công nhân cũng thực hiện gia cố hệ thống đường ray sau thời gian sửa chữa sạt lở.

"Ngoài yếu tố an toàn của vỏ, mái hầm thì hệ thống đường ray cũng phải căn chỉnh lại để không bị lệch do các sang chấn, máy móc hạng nặng vào sửa chữa hầm mấy hôm nay"- ông Hưng cho biết thêm.

"Ngoài yếu tố an toàn của vỏ, mái hầm thì hệ thống đường ray cũng phải căn chỉnh lại để không bị lệch do các sang chấn, máy móc hạng nặng vào sửa chữa hầm mấy hôm nay"- ông Hưng cho biết thêm.

"Sau khi thử tải các đơn vị thi công vẫn tiếp tục thực hiện việc sửa chữa, khắc phục sự cố và hoàn thiện dự án như mục tiêu ban đầu của Bộ Giao thông Vận tải"- ông Hưng thông tin.

"Sau khi thử tải các đơn vị thi công vẫn tiếp tục thực hiện việc sửa chữa, khắc phục sự cố và hoàn thiện dự án như mục tiêu ban đầu của Bộ Giao thông Vận tải"- ông Hưng thông tin.

"Đường hầm được Pháp xây dựng từ năm 1930, sau gần 100 năm đã chứng kiến nhiều biến đổi do tác động của nước và quá trình thiết kế. Tuy nhiên, mặt cắt khảo sát không thể lường hết được các vị trí yếu. Sự cố gần đây đã rơi vào vị trí không được khoan thăm dò, từ đó chúng tôi rút ra bài học và sẽ áp dụng các phương pháp gia cố vỏ hầm mới để tránh sạt lở trong tương lai"- ông Trần Thiện Cảnh nói.

"Đường hầm được Pháp xây dựng từ năm 1930, sau gần 100 năm đã chứng kiến nhiều biến đổi do tác động của nước và quá trình thiết kế. Tuy nhiên, mặt cắt khảo sát không thể lường hết được các vị trí yếu. Sự cố gần đây đã rơi vào vị trí không được khoan thăm dò, từ đó chúng tôi rút ra bài học và sẽ áp dụng các phương pháp gia cố vỏ hầm mới để tránh sạt lở trong tương lai"- ông Trần Thiện Cảnh nói.

Cũng theo ông Cảnh, các đơn vị thi công sẽ tiếp tục nâng cao tốc độ và đảm bảo an toàn quốc gia, liên tục kiểm tra các yếu tố hình học đường cũng như kết cấu vỏ hầm và các công trình liên quan, để tất cả tàu có thể đi qua với tốc độ 15 km/giờ.

Cũng theo ông Cảnh, các đơn vị thi công sẽ tiếp tục nâng cao tốc độ và đảm bảo an toàn quốc gia, liên tục kiểm tra các yếu tố hình học đường cũng như kết cấu vỏ hầm và các công trình liên quan, để tất cả tàu có thể đi qua với tốc độ 15 km/giờ.

"Hiện, Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét việc gia cố các hầm khác trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam"- ông Cảnh thông tin.

"Hiện, Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét việc gia cố các hầm khác trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam"- ông Cảnh thông tin.

Trước đó, lúc 12 giờ 45 ngày 12-4, tại hầm đường sắt qua đèo Cả trên đường sắt Bắc - Nam đoạn bị sạt lở, hàng trăm mét khối đất đá lấp kín cửa hầm. Sự cố khiến đường sắt Bắc - Nam qua đèo Cả bị chia cắt hoàn toàn.

Trước đó, lúc 12 giờ 45 ngày 12-4, tại hầm đường sắt qua đèo Cả trên đường sắt Bắc - Nam đoạn bị sạt lở, hàng trăm mét khối đất đá lấp kín cửa hầm. Sự cố khiến đường sắt Bắc - Nam qua đèo Cả bị chia cắt hoàn toàn.

Ông Trần Việt Tùng, Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang, từ ngày 12-4 đến nay, do sự cố và chưa thể thông hầm Bãi Gió qua đèo Cả nên phải trung chuyển 110 đoàn tàu khách với khoảng 30.000 hành khách từ Ga Giã (huyện Vạn Ninh) đến Ga Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) và ngược lại để tiếp tục hành trình.

Ông Trần Việt Tùng, Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang, từ ngày 12-4 đến nay, do sự cố và chưa thể thông hầm Bãi Gió qua đèo Cả nên phải trung chuyển 110 đoàn tàu khách với khoảng 30.000 hành khách từ Ga Giã (huyện Vạn Ninh) đến Ga Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) và ngược lại để tiếp tục hành trình.

Cạnh đó, mỗi ngày ngành đường sắt vận chuyển 20-22 xe container từ ga Hòa Huỳnh (thị xã Ninh Hòa) ra ga Diêu Trì (tỉnh Bình Định) và ngược lại với khối lượng hàng ngàn tấn.

Cạnh đó, mỗi ngày ngành đường sắt vận chuyển 20-22 xe container từ ga Hòa Huỳnh (thị xã Ninh Hòa) ra ga Diêu Trì (tỉnh Bình Định) và ngược lại với khối lượng hàng ngàn tấn.

Vụ sạt lở xảy ra ở khu hầm Bãi Gió qua đèo Cả nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên thuộc đường sắt Bắc - Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Hoát ([Tên nguồn])
An toàn giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN