Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện

Vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/9 này, những người may mắn sẽ được chứng kiến một thời khắc vô cùng hiếm hoi với sự kết hợp của cả hai hiện tượng: Siêu mặt trăng và trăng máu.

Theo các nhà khoa học, khi hiện tượng siêu mặt trăng và trăng máu kết hợp sẽ tạo ra một “siêu trăng máu” hay “siêu nguyệt thực toàn phần”. Đây là lần đầu “siêu trăng máu” xuất hiện trong vòng hơn 30 năm qua.

Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện - 1

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết trên 28 tháng 9, những người may mắn sẽ nhìn thấy một mặt trăng tròn lớn hơn và sáng hơn bình thường và đỏ rực. Đây là hình ảnh này của mặt trăng máu cuối cùng, xảy ra vào ngày 3/4.

Cụ thể, vào đêm 27, rạng sáng ngày 28/9 này, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, những người may mắn sẽ có cơ hội được nhìn thấy một mặt trăng tròn đầy lớn hơn và sáng hơn bình thường với màu đỏ rực.

Theo NASA, lần gần đây nhất siêu trăng và nguyệt thực toàn phần cùng xuất hiện là vào năm 1982 và kể từ sau sự kiện năm nay, siêu trăng máu sẽ không xuất hiện cho đến năm 2033.

Trong một đoạn video giải thích về hiện tượng này, NASA cho biết: “Điều kiện trước tiên là trăng tròn, và khi mặt trăng ở điểm cực cận với trái đất trên quỹ đão hình elip của nó, người ta sẽ thấy đường kính của nó lớn hơn đến 14%. Đó là một Siêu trăng. Kết hợp với một nguyệt thực toàn phần, đó là khi mặt trăng di chuyển ra phía sau của trái đất, bóng của địa cầu sẽ kiến nó có màu đỏ, và giờ đây bạn có một siêu trăng máu”.

Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện - 2

Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện - 3

NASA giải thích thêm rằng, mặt trăng trông lớn hơn vì quỹ đạo của mặt trăng xung quanh hành tinh của chúng ta là hình elip, như vậy, trong khi khoảng cách trung bình giữa mặt trăng và trái đất là 384.000km thì tại thời điểm cực cận, tức ngày 28/9 tới, nó chỉ cách chúng ta 363.700km. NASA cũng cho biết, đây là một sự kiện đặc biệt vì nó rất hiếm khi xảy ra.

Trong lịch sử, kể từ năm 1900, trái đất mới chỉ được chứng kiến 5 lần có siêu trăng máu, đó là vào các năm 1910, 1928, 1946, 1964 và 1982.

Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện - 4

Kể từ năm 1900 mới chỉ có 5 siêu nguyệt thực toàn phần được ghi nhận, đó là vào năm 1910, 1928, 1946, 1964 và 1982.

Trong khi nguyệt thực toàn phần xuất hiện phổ biến hơn, người ta có thể nhìn thấy nguyệt thực toàn phần tại một điểm trên trái đất với chu kỳ khoảng 2,5 năm/lần thì siêu nguyệt thực lại rất hiếm khi xuất hiện với chu kỳ lên tới hàng chục năm 1 lần.

Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện - 5

Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất đi qua giữa Mặt trời và mặt trăng

Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện - 6

Quá trình nguyệt thực chuyển thành trăng máu

Thực chất, nguyệt thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi trái đất đi qua giữa mặt trời và mặt trăng, và mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng tối của hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là mặt trăng sẽ tối đen hoặc biến mất khỏi tầm nhìn, mà thay vào đó, mặt trăng sẽ chuyển dần sang màu đỏ. Màu đỏ này là kết quả của việc tia sáng mặt trời bị tán xạ khi đi qua bầu khí quyển của trái đất. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn thường được gọi là mặt trăng máu.

Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện - 7

Hiện tượng nguyệt thực gần đây nhất đã được ghi lại ở Bắc và Nam Mỹ, như El Salvador (trái) và Brazil (phải) trong tháng Tư.

Đối với nhiều người, siêu trăng máu chỉ là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, nhưng đối với một số người, nó lại mang những ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Họ cho rằng, siêu trăng máu xuất hiện là để đánh dấu sự khởi đầu của nhiều sự kiện quan trọng, thậm chí là đây có thể sẽ là ngày tận thế. Tuy nhiên, những đồn đoán này ngay lập tức bị NASA phản bác.

Hiện tượng cực hiếm: Siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện - 8

Việt Nam không nằm trong vùng có may mắn được ngắm nhìn hiện tượng thiên nhiên độc đáo này

Sự kiện siêu trăng máu lần này sẽ dành may mắn cho những cư dân ở Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi, Tây Á, khu vực phía Đông Thái Bình Dương và Châu Âu. Đáng tiếc là Việt Nam không nằm trong vùng có thể quan sát được hiện tượng hiếm có này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Phong ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN