Hé lộ màu sơn bắt mắt của tàu ngầm Trường Sa 2

Kỹ sư quê lúa đã chế tạo xong vỏ của tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 2 và đã sơn một lớp sơn mới bắt mắt.

 Tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 2 được sơn màu xanh: Ảnh. Quốc Hoà

 Tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 2 được sơn màu xanh: Ảnh. Quốc Hoà

Ngày 21/8, ông Nguyễn Quốc Hòa (Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) cho biết, mới đây ông cùng với đội ngũ kỹ sư đã chế tạo xong phần vỏ của tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 2.

“Hiện tại tàu ngầm được sơn màu xanh, tuy nhiên, tôi vẫn chưa ưng ý màu sơn này lắm và đang muốn đổi sơn màu khác là màu rêu”, ông Hoà nói.

Cha đẻ của tàu ngầm Trường Sa 2 cho biết thêm, do thiếu kinh phí nên ông không thể đẩy nhanh tiến độ chế tạo tàu ngầm. “Tôi vừa làm vừa phải chờ đợi kinh phí, vì vậy, chắc phải cuối năm nay con tàu mới có thể hoàn thiện xong và mang ra biển thử nghiệm được”, ông Hoà chia sẻ.

Đuôi của tàu ngầm Trường Sa đang được đội ngũ kỹ sư hoàn thiện, lắp đặt cánh quạt.

Đuôi của tàu ngầm Trường Sa đang được đội ngũ kỹ sư hoàn thiện, lắp đặt cánh quạt.

Theo ông Hoà, hiện tại, ông mới lắp đặt được hệ thống động lực; liên lạc thủy âm khi lặn sâu, hệ thống liên lạc tầm xa VHF khi nổi bên trong con tàu. Còn các thiết bị khác như hệ thống camera quan sát dưới nước; hệ thống dò quét đáy biển, vật cản phía trước…ông vẫn đang phải chờ vì thiếu kinh phí.

Ông Hoà cho hay, kinh phí để làm tàu ngầm mini Trường Sa 2 sẽ gấp đôi số kinh phí tàu ngầm mini Trường Sa 01 và tàu ngầm mini Hoàng Sa cộng lại.

Trước khi bắt tay vào chế tạo, ông Hoà cùng với đội ngũ kỹ sư mất 2 năm mới thiết kế xong bản vẽ của tàu ngầm Trường Sa 2. Theo thiết kế, tàu ngầm Trường Sa 2 sẽ có chiều dài 9m, chở được 6 người, bán kính hoạt động khoảng hơn 500 hải lý. Tàu ngầm có thể lặn và hoạt động dưới độ sâu từ 250-300m ở ngoài biển.

Trước đó, vào tháng 7/2016, dưới sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng và lực lượng Hải quân Việt Nam, ông Hòa đã thử nghiệm tàu ngầm Hoàng Sa tại khu vực biển tỉnh Quảng Ninh. Tàu ngầm Hoàng Sa đã vượt qua kỳ “sát hạch” 2 ngày khắt khe của Hội đồng giám khảo do Bộ Quốc phòng lập, với các bài chạy nổi, chạy ngầm, chạy vòng tròn, lùi, xử lý đâm va khi chạy ngầm…

Sau buổi thử nghiệm, ông Hòa nói rằng: “Buổi thử nghiệm tàu thành công, Hội đồng kết luận tàu Hoàng Sa đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn để chạy được trên biển”. Sau đó, ông Hoà đem tàu ngầm Hoàng Sa về để ở khu xưởng của công ty.

Năm 2013, ông Nguyễn Quốc Hòa cùng đội ngũ kỹ sư chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa 1. Tàu ngầm có chiều dài 8,8m, cao 3m. Tàu lặn sâu 50m có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày. Tháng 1/2014, sau khi thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa 1 trên hồ, ông Hòa đã mang tàu ngầm về xưởng để và trưng bày.

Đến năm 2015, ông Hòa tiếp tục chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa. Tàu nặng 9 tấn, dài 7m, bề ngang 2,5m; cao 2m và có thể lặn sâu 50m. Thời gian lặn theo tính toán là 3 ngày 3 đêm. Vỏ tàu được thiết kế bằng thép cường lực. Tàu có hình thoi dẹt, chở 2 người.

Sau tàu ngầm Trường Sa  1 và Hoàng Sa, kĩ sư hai lúa lại chế tạo tàu ngầm Trường Sa 2

Cha đẻ của tàu ngầm tự chế Trường Sa 1 đang cùng với đội ngũ kỹ sư bắt tay vào chế tạo tàu ngầm mang tên Trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Tàu ngầm Trường Sa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN