HĐND TP Hà Nội bác đề xuất của UBND TP bù giá nước Sông Đuống?

Sự kiện: Thời sự

Khẳng định Nhà máy nước Sông Đuống không phá vỡ quy hoạch, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cũng nhấn mạnh HĐND TP chưa bác đề xuất của UBND TP Hà Nội về giá nước của Công ty này.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội  Nguyễn Thế Hùng tại phiên họp báo Chính phủ

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội  Nguyễn Thế Hùng tại phiên họp báo Chính phủ

Liên quan đến câu chuyện lùm xùm giá, quy hoạch của Công ty nước mặt Sông Đuống, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra vào chiều 2/12, báo giới nêu vấn đề, có thông tin cho rằng công ty đã phá vỡ quy hoạch mạng lưới nước của Chính phủ.

Đặc biệt, mới đây HĐND TP cũng đã bác đề xuất của UBND Thành phố không chấp nhận bù giá cho Nhà máy nước Sông Đuống. Trong khi đó, trước kia Hà Nội cũng đã bù giá cho nhà máy nước Sông Đà. Vậy xin hỏi, Hà Nội có hồi tố lại số tiền mình bù giá cho sông Đà hay  không?

Trả lời các câu hỏi này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng khẳng định Nhà máy nước mặt Sông Đuống là nhà máy cấp nước sạch có quy mô liên vùng, được  thực hiện đúng theo quy hoạch hệ thống  nhà máy và mạng lưới cấp nước sạch đô thị do Chính phủ phê duyệt. Do đó, Nhà máy không “phá vỡ quy hoạch nào nước sạch” như câu hỏi phóng viên đặt ra.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng cho biết, hiện Hà Nội đang áp dụng duy nhất một mức giá chung là giá tiêu thụ nước sạch đến người sử dụng theo Quyết định 38/2013/QĐ-UBND và Quyết định 39/QĐ-UBND cùng ban hành ngày 19-9-2013 của UBND Thành phố Hà Nội, trong đó quy định chúng ta sẽ phải có lộ trình tăng giá nước. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, Hà Nội giữ giá nước ổn định cho người dân và cơ sở sản xuất.

Về quản lý nước, Phó Chủ tịch UBND Thành phố nêu, Nghị định  117/2007/NĐ-CP ngày 11-7-2007 của Chính phủ và Thông tư liên tịch 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Liên Bộ: Tài chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều xác định cho phép ngân sách sẽ bù nếu giá tiêu thụ cao hơn giá bán lẻ trên nguyên tắc đây là quy trình thủ tục do UBND thành phố cấp tỉnh quy định cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế địa phương nhưng không trái  quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước.

“Sau khi UBND thành phố xem xét vấn đề liên quan đến giá tiêu thụ, giá bán lẻ nước có trao đổi với Hội đồng nhân dân (HĐND) bằng văn bản số 2968 ngày 15/7/2019 để xem xét phối hợp giải quyết những vướng mắc thuộc thẩm quyền liên quan đến xử lý khi có chênh lệch giá giá nước bán lẻ và giá nước tiêu thụ”, Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng nêu.

HĐND Thành phố Hà Nội sau đó có văn bản 285 để bàn bạc, trao đổi, giải quyết vấn đề theo đúng quy trình pháp luật. Văn bản nêu rõ, căn cứ vào quy định tại Điều 51, Điều 54 117/2007/NĐ-CP ngày 11-7-2007 của Chính phủ  về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Điều 24, Điều 25 của Luật Giá năm 2012 và các nội dung UBND Thành phố xin ý kiến Thường trực HĐND thành phố về phương án giá nước và tạm thời trợ giá cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống, đây là thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.

HĐND Thành phố đồng thời đề nghị UBND Thành phố rà soát nguồn kinh phí trợ giá nước sạch của năm ngân sách 2019 và báo cáo  HĐND Thành phố nếu cần thiết.

“Đây là văn bản trao đổi giữa HĐND và UBND thành phố chứ không phải là văn bản “bác”, Phó chủ tịch UBND tTành phố Hà Nội nêu quan điểm trước câu hỏi của phóng viên.

Hiện nay, UBND Thành phố đang chỉ đạo các cấp ngành xem xét để sửa đổi Quyết định 38/2013/QĐ-UBND, trong đó có lưu ý đến việc bảo đảm tính đúng tính đủ giá tiêu thụ nước sạch và thực hiện đúng các  quy định của Nhà nước về tính giá

Cũng theo ông Hùng, việc xem xét phương án giá nước sông Đuống không liên quan gì đến việc tất toán với giá nước sông Đà.

Nước thải nhiều khu dân cư đổ xuống sông Đuống

Nước thải của hàng nghìn hộ dân tại phố Bắc Cầu, Long Biên (Hà Nội) đổ thẳng xuống sông Đuống mà không qua bất cứ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N. Huyền ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN