Lưu bài Bỏ lưu bài
Hành trình đi 101 nước để “săn” cổ vật của “nữ hoàng thời trang không biên giới” - 2
Hành trình đi 101 nước để “săn” cổ vật của “nữ hoàng thời trang không biên giới” - 3
Hành trình đi 101 nước để “săn” cổ vật của “nữ hoàng thời trang không biên giới” - 4

Vào những năm 1950, những chiếc đồng hồ Patek Philippe đầu tiên tại Việt Nam được cho là thuộc sở hữu của các giám mục và gia đình các tướng lĩnh cấp cao ở Sài Gòn. Riêng vợ chồng bà Nam Hương sở hữu cặp đồng hồ hiệu này lần đầu tiên vào khoảng năm 1965. Về sau, bà Nam Hương còn mua lại chiếc đồng hồ của một vị tướng với giá 30.000 USD.

“Mỗi chiếc đồng hồ bán ra, hãng Patek Philippe đều lưu trữ hồ sơ, trong đó có rất nhiều thông tin gồm: Ngày xuất xưởng, tên riêng của đồng hồ, số định danh, tên khách hàng,... Sau khi mua được mỗi chiếc đồng hồ như vậy, tôi đều gửi thư yêu cầu đến hãng để đề nghị xác minh. Tôi phải nộp phí cho hãng với giá 2.200 USD, bao gồm tiền vệ sinh bảo quản, tiền trích lục in sao “giấy khai sinh” cho nó và một số chi phí khác. Sau khi hoàn tất thủ tục xác minh, hãng giao đồng hồ lại cho tôi trong một chiếc hộp bảo quản. Hộp bảo quản nằm trong một chiếc hộp lớn hơn. Điều quan trọng là hãng cung cấp cho tôi một giấy khai sinh”, bà Nam Hương chia sẻ.

Hành trình đi 101 nước để “săn” cổ vật của “nữ hoàng thời trang không biên giới” - 5
Hành trình đi 101 nước để “săn” cổ vật của “nữ hoàng thời trang không biên giới” - 6

Sau đó, nhờ vào mối quen biết với các nghệ sĩ, bà lại sưu tầm được thêm những chiếc đồng hồ tương tự từ những nhân vật quyền lực thế giới, điển hình là của một vị cố tổng thống nổi tiếng người Iraq. Để mua được chiếc đồng hồ này, bà Nam Hương kể: “Thông qua những người bạn tại đại sứ quán Mỹ tại Trung Đông, tôi biết được gia đình của ông tổng thống có ý định bán bớt một số tài sản, trong đó có 3 chiếc đồng hồ Patek Philippe nên tôi đã mua từ gia đình vọng tộc này với giá 70.000 USD/chiếc”.

Hiện tại, 9/10 chiếc đồng hồ Patek Philippe của bà Nam Hương đã “có khai sinh” từ chính hãng đồng hồ Thụy Sĩ. Chúng không chỉ mang vẻ đẹp của một loại tư trang khẳng định đẳng cấp của chủ sở hữu, mà còn mang dấu tích lịch sử của thời đại, con người, nơi nó từng thuộc về. Sự quý hiếm của loại đồng hồ này có được do tính độc đáo của hãng sản xuất ra nó. Vì lẽ đó, bà khẳng định sẽ không bao giờ bán, thay vào đó bà sẽ xây dựng một viện bảo tàng riêng và lưu lại cho muôn đời sau.

Hành trình đi 101 nước để “săn” cổ vật của “nữ hoàng thời trang không biên giới” - 7

Nói về giày, trên thế giới, những bộ sưu tập thời trang đắt đỏ và nổi tiếng nhất thường gắn liền với tên tuổi của một phu nhân cựu tổng thống Philippines. Theo thống kê của Cơ quan Tư pháp tại Philippines, bà này có 3.000 đôi giày, nhưng bộ sưu tập giày của bà bây giờ không còn nguyên trạng như lúc còn ở cung điện Malacañang thời đó.

Hiện tại, 720 đôi giày trong bộ sưu tập nói trên đang được đặt trong bảo tàng giày Marikina. Phần còn lại không được Cơ quan tư pháp và bảo tàng giày Marikina cho biết, nhưng ít nhất 150 hộp quần áo, phụ kiện và giày đã bị hư hỏng do mối mọt, bão và bỏ bê.

Cập nhật một số chi tiết về bộ sưu tập các món thời trang xa hoa trên thế giới để độc giả có cái nhìn rõ hơn về bộ sưu tập của bà Nam Hương. Bà hiện sở hữu và lưu trữ 3.028 đôi giày còn nguyên dạng, thuộc các mặt hàng cao cấp và phổ thông. Đây được xem là bộ sưu tập không chỉ đáng giá về mặt giá trị, số lượng, mà còn là một sưu tập độc đáo mang sắc thái “không biên giới”.

Với số lượng giày và các bộ sưu tập tư trang hiện có, chúng xứng đáng được bố trí để trở thành một bảo tàng lưu trữ về lịch sử về thời trang, thẩm mỹ và nghệ thuật hiện đại trong nước. Chúng được hình thành xuất phát từ cái sở thích “để dành” của tuổi thơ để giờ đây trở thành thú sưu tập ở tuổi “thập cổ lai hy”.

Những đôi giày thường được bà phối đôi với một chiếc túi xách, đảm bảo cho chúng có chung một tông màu và cùng độ thẩm mỹ cho người thưởng lãm. Vì thế, hơn 3.000 đôi giày của bà hay được trưng bày và phối màu với hơn 4.000 chiếc túi xách mà bà đang sở hữu.

Mới đây, một cơ hội khai mở, giải phóng các giá trị có được từ những bộ sưu tập đã đến với bà hoàng thời trang này. Theo đó, thương gia Takahashi Maho người Nhật Bản đã thuê 50 chiếc giỏ xách giá trị nhất của bà để triển lãm thời trang tại các quốc gia như Ý, Pháp, Thái Lan,… trong chuỗi quảng bá lịch sử các thương hiệu thời trang thế giới. Điều này cho thấy kỳ công của bà Nam Hương đã góp phần gìn giữ lại những “khuôn vàng thước ngọc”, những giá trị vàng son trong lịch sử thời trang trên thế giới.

Hành trình đi 101 nước để “săn” cổ vật của “nữ hoàng thời trang không biên giới” - 10

Vượt ra khỏi những chiếc túi xách thời trang đắt giá, bà còn sở hữu những chiếc túi xách kỷ niệm và có chức năng riêng biệt. Một trong số những chiếc túi xách gây ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời bà là chiếc túi đầu tiên được thừa kế từ mẹ, chiếc túi do một người Pháp trao tặng.

Sau đó, bà tiếp tục nhận được chiếc túi xách Gianni Versace từ thuyền trưởng người Hungary của tàu Victory tại một cảng vận chuyển. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, bà có duyên mua một túi xách tại Tokyo. Ngoài ra, bà cũng sưu tập được chiếc túi xách chuyên đựng đạn săn thú từ châu Phi. Những chiếc túi xách đặc biệt nói trên điểm xuyết thêm sự độc đáo và đa dạng cho bộ sưu tập hiện nay của bà.

Hiện tại, bà đang sở hữu 4.012 chiếc túi xách thời trang. Túi xách thứ 4.012 là chiếc túi xách cuối cùng trong bộ sưu tập, có giá 13.396 USD. Chiếc túi này đến từ nhãn hàng Hermes, một thương hiệu đồng nghĩa với sự sang trọng, chất lượng và một mức giá đắt đỏ.

“Bà hoàng của thời trang không biên giới” còn sở hữu những bộ sưu tập về các món tư trang thường nhật. Nữ kỷ lục gia đang lưu giữ 2.016 chiếc thắt lưng. Đó là những chiếc mà bà từng mặc khi bước lên sân khấu trong vai trò người mẫu thời trẻ, và một số là kỷ vật của người thân.

Trong khi đó, theo Guinness, kỷ lục thế giới về bộ sưu tập thắt lưng được xác lập vào năm 2005 tại Canada là dành cho ông Chester Lindgren với chỉ 1.642 khóa thắt lưng.

Ô (dù che) là một trong những vật dụng thiết yếu cho đời sống hằng ngày và thời trang. Không phải ai cũng có niềm đam mê hay cơ hội để có trong nhà hàng nghìn chiếc ô. Mỗi dịp trưng bày, chúng tô điểm cho khuôn viên nhà bà Nam Hương trở thành một khu vườn đầy màu sắc.

Hiện tại, bà đang sở hữu 1.070 cây dù, được sưu tập qua nhiều năm xuất phát từ thói quen thích sở hữu nhiều sản phẩm. Qua nhiều năm, bộ sưu tập ô của bà càng lớn và hiếm có, chưa kể có thể là duy nhất trên thế giới.

Ngoài ra, bà còn sở hữu bộ ấm trà có số lượng nhiều nhất được sưu tầm đồng thời với các bộ sưu tập thời trang. Bà cũng sở hữu bộ lư, chân đèn bằng gốm sứ có từ thế kỷ 19 được xem là bộ lư, chân đèn độc bản tại Việt Nam.

 

Ảnh: Vietkings

Bài viết: Ngọc Phạm

Thực hiện: Nãm Trung Nguyên

Sự kiện: Thời sự
Thứ Bảy, ngày 09/05/2020 00:30 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Trung Nam - Ngọc Phạm ([Tên nguồn])