Hành trình đến BV Bạch Mai của bệnh nhân chạy thận giữa lúc Covid-19 diễn biến phức tạp

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Ban chỉ huy quân sự quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) huy động bốn chuyến xe mỗi ngày đưa đón bênh nhân “xóm chạy thận Lê Thanh Nghị” tới bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Ngày 29/3, quận Hai Bà Trưng đã lập một chốt kiểm soát tại đầu "xóm chạy thận Lê Thanh Nghị". Tất cả bệnh nhân sinh sống tại đây tự cách ly trong xóm. Mọi hoạt động ra vào của người dân được cán bộ trực chốt ghi lại.

Ngày 29/3, quận Hai Bà Trưng đã lập một chốt kiểm soát tại đầu "xóm chạy thận Lê Thanh Nghị". Tất cả bệnh nhân sinh sống tại đây tự cách ly trong xóm. Mọi hoạt động ra vào của người dân được cán bộ trực chốt ghi lại.

Xóm chạy thận tại ngõ 121 Lê Thanh Nghị là nơi cư trú của hơn 131 bệnh nhân suy thận, những người phải gắn bó cả đời với những chiếc máy thận nhân tạo.

Xóm chạy thận tại ngõ 121 Lê Thanh Nghị là nơi cư trú của hơn 131 bệnh nhân suy thận, những người phải gắn bó cả đời với những chiếc máy thận nhân tạo.

Đều đặn 3 lần/tuần, mọi bệnh nhân đều phải đến chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối với họ, chạy thận cũng giống như người bình thường ăn cơm, uống nước. Nếu dừng lại chỉ vài ngày, họ sẽ bị hành hạ trong những cơn đau buốt khắp người.

Đều đặn 3 lần/tuần, mọi bệnh nhân đều phải đến chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối với họ, chạy thận cũng giống như người bình thường ăn cơm, uống nước. Nếu dừng lại chỉ vài ngày, họ sẽ bị hành hạ trong những cơn đau buốt khắp người.

Chạy thận đã 11 năm nay, bà Nguyễn Thị Thêm (Bắc Giang) cho biết: "Mọi người rất lo lắng khi nghe tin phong tỏa bệnh viện Bạch Mai. Xóm chạy thận bị cách ly khiến cuộc sống của chúng tôi xáo trộn, nhiều người không đi làm được nên mất thu nhập. May có chính quyền và các nhà hảo tâm giúp đỡ, cuộc sống của chúng tôi đỡ phần nào".

Chạy thận đã 11 năm nay, bà Nguyễn Thị Thêm (Bắc Giang) cho biết: "Mọi người rất lo lắng khi nghe tin phong tỏa bệnh viện Bạch Mai. Xóm chạy thận bị cách ly khiến cuộc sống của chúng tôi xáo trộn, nhiều người không đi làm được nên mất thu nhập. May có chính quyền và các nhà hảo tâm giúp đỡ, cuộc sống của chúng tôi đỡ phần nào".

Chuẩn bị đồ đạc từ phòng trọ ra xe vào bệnh viện, bà Nguyễn Thị Sự (Bắc Giang) cho biết: "Từ ngày xóm bị cách ly, chúng tôi được xe quân sự đón mỗi ngày đến bệnh viện Bạch Mai điều trị nên mọi người cảm thấy an tâm. Tôi xoay xở một mình với cuộc sống chạy thận nhân tạo đã gần 10 năm ở đây".

Chuẩn bị đồ đạc từ phòng trọ ra xe vào bệnh viện, bà Nguyễn Thị Sự (Bắc Giang) cho biết: "Từ ngày xóm bị cách ly, chúng tôi được xe quân sự đón mỗi ngày đến bệnh viện Bạch Mai điều trị nên mọi người cảm thấy an tâm. Tôi xoay xở một mình với cuộc sống chạy thận nhân tạo đã gần 10 năm ở đây".

Sau khi tập hợp đủ số người, mọi người được nhân viên y tế dẫn từ đầu ngõ cách ly ra ngoài đường chuẩn bị lên xe quân sự chở tới bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Sau khi tập hợp đủ số người, mọi người được nhân viên y tế dẫn từ đầu ngõ cách ly ra ngoài đường chuẩn bị lên xe quân sự chở tới bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Đồng chí Phạm Đức Giang, ban chỉ huy quân sự quận Hai Bà Trưng cho biết: "Công việc đưa đón bệnh nhân từ 6h30 sáng đến khoảng 19h. Hằng ngày phối hợp với an ninh phường, nhân viên y tế đưa đón bệnh nhân an toàn, ai yếu không đi được chúng tôi dìu đi".

Đồng chí Phạm Đức Giang, ban chỉ huy quân sự quận Hai Bà Trưng cho biết: "Công việc đưa đón bệnh nhân từ 6h30 sáng đến khoảng 19h. Hằng ngày phối hợp với an ninh phường, nhân viên y tế đưa đón bệnh nhân an toàn, ai yếu không đi được chúng tôi dìu đi".

Được nhân viên y tế, an ninh phường, quân đội… nhiệt tình giúp đỡ trong những ngày này, chị Nguyễn Thị Oanh, 30 tuổi  (Mê Linh) tâm sự: “Thật cảm động khi hàng ngày được đưa đến bệnh viện bằng xe quân sự, lên xuống xe đều được các anh chị giúp đỡ”. Được biết, chị Oanh cao 1,4 m, nặng chưa đầy 34 kg, chạy thận từ năm 16 tuổi. Mỗi tuần, chị ra vào Bệnh viện Bạch Mai vài lượt để chạy thận.

Được nhân viên y tế, an ninh phường, quân đội… nhiệt tình giúp đỡ trong những ngày này, chị Nguyễn Thị Oanh, 30 tuổi  (Mê Linh) tâm sự: “Thật cảm động khi hàng ngày được đưa đến bệnh viện bằng xe quân sự, lên xuống xe đều được các anh chị giúp đỡ”. Được biết, chị Oanh cao 1,4 m, nặng chưa đầy 34 kg, chạy thận từ năm 16 tuổi. Mỗi tuần, chị ra vào Bệnh viện Bạch Mai vài lượt để chạy thận.

Anh Trần Văn Quyền (Hà Nam) đã trang bị cho mình những dụng cụ để phòng dịch Covid-19 như đeo 2 lớp khẩu trang, chân bọc túi ni lông, cắt can nhựa để làm lá chắn mặt, nước sát khuẩn.

Anh Trần Văn Quyền (Hà Nam) đã trang bị cho mình những dụng cụ để phòng dịch Covid-19 như đeo 2 lớp khẩu trang, chân bọc túi ni lông, cắt can nhựa để làm lá chắn mặt, nước sát khuẩn.

Mỗi ca có khoảng 4 chiến sĩ làm nhiệm vụ lái xe, dìu các bệnh nhân yếu lên xe. Mỗi ca chở 10 bệnh nhân.

Mỗi ca có khoảng 4 chiến sĩ làm nhiệm vụ lái xe, dìu các bệnh nhân yếu lên xe. Mỗi ca chở 10 bệnh nhân.

Nhân viên y tế Hoàng Hoài Thu (phường Đồng Tâm) cho biết: "Công việc hằng ngày có 4 ca đưa đón bệnh nhân chạy thận. Trước khi đưa bệnh nhân lên xe tôi phải lập danh sách, đủ người chúng tôi dẫn họ từ khu vực cách ly ra ngoài đường, lên xe chở tới cổng bệnh viện".

Nhân viên y tế Hoàng Hoài Thu (phường Đồng Tâm) cho biết: "Công việc hằng ngày có 4 ca đưa đón bệnh nhân chạy thận. Trước khi đưa bệnh nhân lên xe tôi phải lập danh sách, đủ người chúng tôi dẫn họ từ khu vực cách ly ra ngoài đường, lên xe chở tới cổng bệnh viện".

Hành trình đến BV Bạch Mai của bệnh nhân chạy thận giữa lúc Covid-19 diễn biến phức tạp - 12

"Đến cổng bệnh viện, tôi đón từng người xuống và đưa vào cổng riêng của bệnh viện Bạch Mai, ở cổng có các bác sĩ đo thân nhiệt, khử khuẩn cho từng người trước khi vào khoa điều trị", chị Thu cho biết thêm.

"Đến cổng bệnh viện, tôi đón từng người xuống và đưa vào cổng riêng của bệnh viện Bạch Mai, ở cổng có các bác sĩ đo thân nhiệt, khử khuẩn cho từng người trước khi vào khoa điều trị", chị Thu cho biết thêm.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện 1 người nước ngoài nhiễm Covid-19 đi nhiều nơi, Bộ Y tế ra thông báo khẩn

Theo thông báo khẩn của Bộ Y tế, tất cả những ai đi tới những địa điểm này cần liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN