Hành khách đi lại bằng xe khách giữa Hà Nội và các tỉnh cần điều kiện gì?

Hành khách đi từ nơi có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải có kết quả xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ trước khi lên xe.

Sở GTVT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức tạm thời hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh trong đó quy định rõ các điều kiện của hành khách khi đi lại giữa Hà Nội và các tỉnh.

Cụ thể, đối với hành khách đi từ nơi có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID - 19 trong vòng 6 tháng; Phải có kết quả xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô; tuân thủ 5K, khai báo y tế đầy đủ.

Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin khi đi cùng người thân trên chuyến xe thì phải có giấy xét nghiệm PCR có hiệu lực, tuân thủ 5K, khai báo y tế đầy đủ.

Đối với hành khách có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… thì không tham gia chuyến đi.

Bến xe Giáp Bát đã chuẩn bị các điều kiện phòng chống dịch COVID-19 để phục vụ hành khách trở lại. Ảnh: PHI HÙNG

Bến xe Giáp Bát đã chuẩn bị các điều kiện phòng chống dịch COVID-19 để phục vụ hành khách trở lại. Ảnh: PHI HÙNG

Đối với hành khách đi từ nơi có nguy cơ và bình thường mới đến nơi khác cần có kết quả xét nghiệm PCR có hiệu lực, tuân thủ thông điệp 5K, khai báo y tế và không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…

Hành khách khi tham gia chuyến đi phải kê khai thông tin vào danh sách hành khách đi xe theo hướng dẫn của lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe. Khi ở trên phương tiện phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc. Khi kết thúc chuyến đi phải chủ động khai báo với chính quyền địa phương, tự theo dõi sức khoẻ và thực hiện cách ly tại nơi lưu trú theo quy định.

Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định. 

Kế hoạch trên cũng yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải tiêm đủ liều vắc xin, hoặc khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, có giấy xét nghiệm PCR còn hiệu lực. Cùng với đó là tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định 5K và hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Đặc biệt, khi giấy xét nghiệm chuẩn bị hết hiệu lực, lái xe và nhân viên phục vụ xe phải đến cơ sở y tế hoặc bến xe, trạm dừng nghỉ, chốt kiểm soát dịch (có tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2) gần nhất trên hành trình để thực hiện xét nghiệm SARSCoV-2 theo đúng quy định trước khi tiếp tục hành trình. 

Sau chuyến đi cần tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú cho đến chuyến đi tiếp theo, trường hợp có biểu hiện các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… thì thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương.

Trong kế hoạch, Sở GTVT cũng yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, nhà xe xây dựng, triển khai phương án vận tải đảm bào phòng chống dịch COVID-19, đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của phương tiện, lái xe, nhân viên trong hành trình vận tải hành khách.

Kế hoạch này được áp dụng tạm thời từ nay đến ngày 20-10. Hiện Hà Nội đã thí điểm hoạt động vận tải hành khách công cộng tạm thời sau dịch COVID-19 đến các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La với số chuyến bằng 5% so với số chuyến của ngày bình thường.

Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết sẽ phối hợp với các tỉnh, thành khác thu hồi phù hiệu nếu để xảy ra dừng, đón trả khách sai quy định và làm lây lan dịch COVID-19.

Nguồn: [Link nguồn]

Công an Hà Nội nói gì về việc chưa bỏ 22 chốt kiểm soát người ra, vào thành phố?

Lãnh đạo Công an TP Hà Nội thông tin về việc Hà Nội vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát người ra, vào thành phố sau Nghị quyết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRỌNG PHÚ ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN