Hàng trăm người chen chúc lật cát tìm ngao trên bãi biển
Khi du khách còn ngủ say, hàng trăm người dân đã tấp nập kéo nhau ra biển Quỳnh (huyện Quỳnh Lưu) đào ngao mưu sinh.
Sáng sớm, khi du khách còn ngủ say thì trên bãi biển Quỳnh thơ mộng (xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã tấp nập cảnh mưu sinh. Dưới biển ngư dân hối hả kéo lưới, trên bờ hàng trăm người lại hì hục xới cát tìm ngao.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh (trú xã Quỳnh Bảng) cho biết, biển Quỳnh có khá nhiều ngao. Thủy triều lên, những con ngao từ biển theo dòng nước trôi dạt lên bãi biển. Khi thủy triều rút đi, những con ngao này chìm dưới lớp cát.
Đây cũng là thời điểm người dân địa phương đi lấy “lộc biển”. Chừng 4h sáng hàng ngày, bà Quỳnh cùng hàng trăm người khác đã có mặt ở bãi biển để tìm ngao.
“Ngao thường trú ẩn trong lớp cát cạn nên cào ngao cũng chẳng mất sức mấy. Đôi khi du khách dùng tay không cũng kiếm được vài ký”, bà Quỳnh cho biết.
Dụng cụ để cào ngao cũng hết sức đơn giản, chỉ chiếc vét...
... đôi khi chỉ là một que gỗ ngắn, muỗng hay lưỡi nạo để xới cát.
Cứ thế, họ cần mẫn từ lúc hừng đông đến khi trời đứng bóng mới chịu nghỉ tay. Nghe “cục” một tiếng, họ dừng tay, nhặt ngao để vào chậu nước hoặc cái rổ bên cạnh.
Số tiền thu được từ cào ngao cũng chỉ đủ đong gạo và sinh hoạt trong ngày chứ không thể giàu. Chị Nguyễn Thị Minh (trú xã Quỳnh Bảng) cho biết, nếu chăm chỉ cào từ sáng sớm đến khi nắng gắt thì một người có thể cào được từ 8-10kg, giá bán từ 15.000-20.000 đồng/kg, nhiều người cũng kiếm được ngày vài trăm ngàn.
“Nhưng không phải ngày nào cũng nhiều. Có hôm đào cả buổi cũng chỉ được vài kg, đủ để ăn thôi. Du khách đến mua cũng chẳng có mà bán”, chị Minh chia sẻ.
Phần lớn người cào bắt ngao ở đây chủ yếu mang về ăn, chỉ một số ít mang ra chợ hoặc bán tại chỗ cho du khách. Nhiều người xem việc cào ngao vừa tập thể dục buổi sáng, vừa kiếm thêm “bát canh” ngọt cho bữa cơm gia đình.
Anh Phạm Quang Tình (trú xã Quỳnh Bảng) nói rằng, thay vì sáng sớm đi tập thể dục, vợ chồng anh thường ra bãi biển vừa ngắm bình minh, hít thở không khí trong lành, vừa đào ngao. “Coi như hoạt động tí chân tay, tập thể dục buổi sáng. Vừa chơi vừa đào, 2 vợ chồng cũng bắt được vài kg về nấu ăn”, anh Tình nói.
Nhiều em nhỏ cũng không kém, hì hục cào bắt ngao cùng bố mẹ.
Nghề thổi thủy tinh là kế sinh nhai của nhiều người dân ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội). Đây cũng là nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Nguồn: [Link nguồn]