Hàng ngàn người rượt đuổi nhau, ném cà chua ở chợ Choảng
Đã thành thông lệ, cứ đến mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, hàng nghìn người dân Triệu Sơn (Thanh Hóa) cũng như du khách ở khắp mọi nơi lại cùng nhau về tham dự phiên chợ chỉ họp duy nhất một ngày trong năm.
Chợ Chuộng hay còn gọi là "chợ Choảng", nằm ở bãi đất trống bên bờ sông Hoàng thuộc xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn và xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa).
Toàn cảnh phiên chợ
Nét độc đáo của phiên chợ này không chỉ là bán hàng hóa tiêu dùng cho người dân mà còn là phiên chợ bán "vũ khí" là cà chua, táo phục vụ cho màn rượt đuổi nhau ném để cầu may.
Phiên chợ này không phân biệt già trẻ, gái trai đến tham gia. Những người đến chợ sẽ đuổi nhau, đánh nhau, ném cà chua vào nhau để xua đi cái xui xẻo của năm cũ và mong đón một cái năm mới bình an, may mắn hơn.
Chợ Choảng còn là nơi để mọi người đến mua cây, con giống, bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa... về biếu người thân để lấy may mắn.
Những món hàng hóa thường ngày vẫn được bán tại đây
Tại phiên chợ bánh đa gấc là mặt hàng cũng không thể thiếu
Mua con giống
Cà chua là thứ được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất để tham gia màn "choảng" nhau. Mỗi túi cà chua có giá 5.000 đồng. Theo nhiều người tham gia phiên chợ Chuộng năm nay cho biết, số lượng cà chua năm nay được ném nhiều nhất từ trước đến nay.
Cây cầu tre được dựng tạm để 2 huyện Đông Sơn và Triệu Sơn qua lại.
Nhiều người chọn cách đi đò qua sông Hoàng để đến phiên chợ
Màn choảng nhau bắt đầu
Nhiều nhóm thanh niên đuổi ném nhau
Lực lượng an ninh bảo vệ phiên chợ
Nguồn gốc về ngôi chợ này, theo các vị cao niên kể lại từ xưa kia vào thời nhà Lê, khi vua Lê đem quân đi đánh giặc vào đúng mùng 6 Tết thì bị phát hiện và truy bắt. Khi chạy đến khu vực này, thấy bãi đất rộng và không còn đường lui nên đã huy động người dân họp chợ để che mắt quân giặc. Để không bị phát hiện, quân lính được người dân che chở trong những túp lều, hàng quán, vũ khí được cất trong hàng hóa. Khi quân giặc thấy họp chợ đã chủ quan thì bị nhân dân cùng quân sĩ dùng vũ khí phản công không kịp chở tay. Để tưởng nhớ công lao của vị vua xưa kia, hàng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng người dân trong vùng lại tổ chức họp chợ Chuộng để cầu may. Với quan niệm từ xa xưa càng đánh nhau “choảng” nhau càng to và nhận được nhiều cà chua ném vào người thì càng gặp nhiều may mắn. Người xưa vẫn thường có câu ca dao khi nhắc đến phiên chợ độc đáo này . Chết bỏ con, bỏ cháu Sống không ai bỏ mùng sáu chợ Chuộng |