Hàng ngàn người đội mưa xem màn thi đấu nảy lửa của “ông Cầu” tại lễ hội hơn 2.000 năm tuổi

Sự kiện: Lễ hội

Những "ông Cầu" nặng vài tạ đến cả tấn lao vào nhau trong tiếng hò reo của người dân cùng du khách.

 Hôm nay (26/2, tức 17 tháng Giêng) đã diễn ra vòng chung kết lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc). Lễ hội được tổ chức vào ngày 16-17 tháng Giêng hằng năm. Đây là một trong những lễ hội chọi trâu lâu đời nhất Việt Nam, có từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên.

 Hôm nay (26/2, tức 17 tháng Giêng) đã diễn ra vòng chung kết lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc). Lễ hội được tổ chức vào ngày 16-17 tháng Giêng hằng năm. Đây là một trong những lễ hội chọi trâu lâu đời nhất Việt Nam, có từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên.

Hàng ngàn người đội mưa xem màn thi đấu nảy lửa của “ông Cầu” tại lễ hội hơn 2.000 năm tuổi - 2

 Không quản ngại mưa gió, hàng nghìn người dân và du khách đã có mặt từ rất sớm tại sân vận động xã Hải Lựu để giữ cho mình một vị trí xem thích hợp nhất.

 Không quản ngại mưa gió, hàng nghìn người dân và du khách đã có mặt từ rất sớm tại sân vận động xã Hải Lựu để giữ cho mình một vị trí xem thích hợp nhất.

Xung quanh sân thi đấu được Ban tổ chức đóng cọc gỗ 2 lớp rất dày và chắc chắn, đảm bảo an toàn cho các chủ trâu cũng như người tham gia lễ hội.

Xung quanh sân thi đấu được Ban tổ chức đóng cọc gỗ 2 lớp rất dày và chắc chắn, đảm bảo an toàn cho các chủ trâu cũng như người tham gia lễ hội.

 Theo quy định, trâu chọi (hay còn gọi là "ông Cầu") không kể tuổi nhưng phải là trâu cày, lông đen tuyền, không trắng lưỡi, sừng hướng tiền, mắt nhô nom tựa ốc loa, móng kép, chân to, có vòng ngực hơn 2m trở lên, ngoại hình đẹp...

 Theo quy định, trâu chọi (hay còn gọi là "ông Cầu") không kể tuổi nhưng phải là trâu cày, lông đen tuyền, không trắng lưỡi, sừng hướng tiền, mắt nhô nom tựa ốc loa, móng kép, chân to, có vòng ngực hơn 2m trở lên, ngoại hình đẹp...

 Hầu hết, các “ông Cầu” đều được lựa chọn, chăm sóc, huấn luyện chu đáo, bài bản cả năm trời.

 Hầu hết, các “ông Cầu” đều được lựa chọn, chăm sóc, huấn luyện chu đáo, bài bản cả năm trời.

Hàng ngàn người đội mưa xem màn thi đấu nảy lửa của “ông Cầu” tại lễ hội hơn 2.000 năm tuổi - 7

 Nhiều miếng đánh hóc hiểm như: cáng hầu, móc mắt, khóa sừng… được các “ông Cầu” thực hiện thuần thục.

 Nhiều miếng đánh hóc hiểm như: cáng hầu, móc mắt, khóa sừng… được các “ông Cầu” thực hiện thuần thục.

Lễ hội năm 2024 đã chứng kiến một cuộc đối đầu lịch sử giữa trâu số 14 và trâu số 18. Theo Ban tổ chức lễ hội, đây là cặp đấu có thời gian thi đấu lâu nhất giải đấu, 59 phút.

Lễ hội năm 2024 đã chứng kiến một cuộc đối đầu lịch sử giữa trâu số 14 và trâu số 18. Theo Ban tổ chức lễ hội, đây là cặp đấu có thời gian thi đấu lâu nhất giải đấu, 59 phút.

 Kết quả, trâu số 18 đã giành chiến thắng. Ngay khi cặp đấu này kết thúc, Ban tổ chức lễ hội đã lập thêm giải mới, giải phong cách để trao cho 2 chủ trâu.

 Kết quả, trâu số 18 đã giành chiến thắng. Ngay khi cặp đấu này kết thúc, Ban tổ chức lễ hội đã lập thêm giải mới, giải phong cách để trao cho 2 chủ trâu.

 Trận chung kết diễn ra giữa 2 trâu số 15 và số 19 cùng đến từ thôn Đồng Tâm (xã Hải Lựu). Tuy nhiên, trận chung kết diễn ra không hấp dẫn như mong đợi khi 2 “ông Cầu” đều thăm dò nhau chứ không lao vào thi đấu.

 Trận chung kết diễn ra giữa 2 trâu số 15 và số 19 cùng đến từ thôn Đồng Tâm (xã Hải Lựu). Tuy nhiên, trận chung kết diễn ra không hấp dẫn như mong đợi khi 2 “ông Cầu” đều thăm dò nhau chứ không lao vào thi đấu.

Tổ trọng tài phải dùng phương pháp “ép chạc” – dùng dây chạc buộc vào mũi trâu và kéo chúng lại gần nhau để thi đấu.

Tổ trọng tài phải dùng phương pháp “ép chạc” – dùng dây chạc buộc vào mũi trâu và kéo chúng lại gần nhau để thi đấu.

 Chung cuộc, trâu số 19 đã bỏ chạy và trâu số 15 trở thành nhà vô địch lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu năm 2024.

 Chung cuộc, trâu số 19 đã bỏ chạy và trâu số 15 trở thành nhà vô địch lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu năm 2024.

 Tất cả các con trâu dù thắng hay thua đều sẽ được giết thịt để tế Thành hoàng làng và phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

 Tất cả các con trâu dù thắng hay thua đều sẽ được giết thịt để tế Thành hoàng làng và phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc San – Trần Như ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN