Hàng loạt chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2022

Sự kiện: Tin nóng

Cán bộ chỉ được trở lại vị trí công tác khi có kết luận không tham nhũng; Hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng… là những chính nổi bật có hiệu từ tháng 2/2022.

Cán bộ chỉ được trở lại vị trí công tác khi có kết luận không tham nhũng

Nghị định 134 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019 ngày 1/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

Trước đây, Nghị định 59 năm 2019 quy định người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu khi: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc Hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Chính phủ siết chặt hơn một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng. Ảnh minh họa.

Chính phủ siết chặt hơn một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, đến Nghị định 134, Chính phủ chỉ quy định người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng. Cho dù hết thời gian tạm đình chỉ, tạm chuyển công tác mà chưa có kết luận là không tham nhũng thì cũng vẫn không được trở lại vị trí công tác cũ.

Hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng

Nghị định 131 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2022. Theo đó, những người có công với cách mạng như thương binh, bệnh binh… sẽ được hỗ trợ về nhà ở bằng các hình thức:

- Hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước.

- Hỗ trợ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất).

- Hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng.

- Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

- Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng.

Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

4 trường hợp đi xuất khẩu lao động không phải nộp tiền dịch vụ

Thông tư 21 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2022.

Những công việc có tính chất thời vụ sẽ được tăng giới hạn về giờ làm việc để người lao động có thể tăng thêm thu nhập. Ảnh minh họa.

Những công việc có tính chất thời vụ sẽ được tăng giới hạn về giờ làm việc để người lao động có thể tăng thêm thu nhập. Ảnh minh họa.

Theo đó, có 4 trường hợp người lao động không phải nộp khoản tiền này gồm:

- Sang Nhật Bản làm thực tập sinh kỹ năng số 3 (trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý).

- Sang Nhật Bản làm lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình Thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc Thực tập sinh kỹ năng số 3 đủ điều kiện tiếp nhận sang lao động kỹ năng đặc định).

- Sang Ma-lai-xi-a làm giúp việc gia đình.

- Sang các nước Tây Á làm giúp việc gia đình.

Trong khi đó, nếu sang Nhật Bản làm lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định; sang Đài Loan làm hộ lý và y tế tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão; sang Hàn Quốc làm thuyền viên đánh cá gần bờ thì người lao động phải nộp tiền dịch vụ bằng 0,7 tháng tiền lương cho mỗi hợp đồng 12 tháng, và tối đa 1 tháng lương cho mỗi hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

Nếu sang Đài Loan làm người chăm sóc bệnh nhân tại gia đình, giúp việc gia đình, làm nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ thì mức phí này là 0,4 tháng lương cho mỗi hợp đồng 12 tháng và tối đa 1 tháng lương cho mỗi hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

Tăng thời gian làm thêm giờ của công việc có tính chất thời vụ

Ngày 1/2/2022 tới đây, Thông tư 18/2021 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng sẽ có hiệu lực.

Thông tư này sẽ thay thế cho Thông tư 54/2015 quy định thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với lao động thời vụ.

Theo đó, giới hạn về giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm đã được mở rộng hơn. Cụ thể như sau: tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần của người lao động không quá 72 giờ, trong khi trước đây là không quá 64 giờ; tổng số giờ làm thêm trong một tháng được Thông tư này quy định là không quá 40 giờ, thay cho quy định không quá 32 giờ như trước đây.

Đáng chú ý, kể từ ngày 1/2/2022, khi đi làm thêm vào các ngày lễ, tết, người lao động làm công việc thời vụ cũng sẽ không còn được nghỉ bù như quy định trước đây, mà chỉ được tính hưởng lương làm thêm giờ cho ngày làm việc đó.

Những chính sách mới về lao động - tiền lương có hiệu lực từ tháng 2/2022

Nhiều chính sách về lao động việc làm và tiền lương của người lao động sẽ được thay đổi từ tháng 2/2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN