Hàng loạt cầu ở Quảng Nam không có đường dẫn

Bảy cây cầu đã xây dựng xong nhiều năm, nhưng chưa có đường dẫn hai đầu khiến người dân phải đi vòng xa hơn, hoặc đi cầu cũ xuống cấp.

Nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Nam, dự án cầu và đường dẫn ĐH7 bắc qua sông Vĩnh Điện nối phường Điện Thắng Bắc với Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn được khởi công tháng 3/2021, dự kiến hoàn thành đầu năm 2023. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thị xã Điện Bàn làm chủ đầu tư, tổng vốn gần 230 tỷ đồng.

Nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Nam, dự án cầu và đường dẫn ĐH7 bắc qua sông Vĩnh Điện nối phường Điện Thắng Bắc với Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn được khởi công tháng 3/2021, dự kiến hoàn thành đầu năm 2023. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thị xã Điện Bàn làm chủ đầu tư, tổng vốn gần 230 tỷ đồng.

Hiện đường dẫn phía Điện Thắng Bắc được thảm nhựa, phía Điện Ngọc chưa hoàn thành. Cầu xong nhưng chưa có đường dẫn, người dân phải qua lại bằng cầu sắt đã xuống cấp cách cầu mới 400 m về phía đông nam.

Đường dẫn lên cầu phía Điện Ngọc ngổn ngang do vướng mặt bằng. Trên công trường chỉ một máy ủi san gạt đất hoạt động.

Đường dẫn lên cầu phía Điện Ngọc ngổn ngang do vướng mặt bằng. Trên công trường chỉ một máy ủi san gạt đất hoạt động.

Cách cầu và đường ĐH7 khoảng 15 km về phía đông nam, dự án cầu và đường ĐH14 (giai đoạn 1) có vốn đầu tư 146 tỷ đồng. Riêng cầu dài hơn 170 m, rộng 17 m bắc qua sông Vĩnh Điện, nối phường Điện An và Điện Minh, thị xã Điện Bàn, vốn 90 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2017.

Cách cầu và đường ĐH7 khoảng 15 km về phía đông nam, dự án cầu và đường ĐH14 (giai đoạn 1) có vốn đầu tư 146 tỷ đồng. Riêng cầu dài hơn 170 m, rộng 17 m bắc qua sông Vĩnh Điện, nối phường Điện An và Điện Minh, thị xã Điện Bàn, vốn 90 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2017.

Công trình dự kiến hoàn thành tháng 3/2019, nhưng đến nay mới cơ bản xong cầu, đường dẫn hai đầu chưa có.

Đường dẫn cầu phía Điện An đã giải phóng mặt bằng, phía Điện Minh chưa xong. Người dân Điện An canh tác sản xuất bên kia sông phải đi đường vòng hơn 5 km.

Đường dẫn cầu phía Điện An đã giải phóng mặt bằng, phía Điện Minh chưa xong. Người dân Điện An canh tác sản xuất bên kia sông phải đi đường vòng hơn 5 km.

Tương tự dự án đường tránh lũ kết hợp phát triển đô thị Nam Phước dài 4 km, từ quốc lộ 1 đến xã Duy Trung, do huyện Duy Xuyên làm chủ đầu tư với vốn 250 tỷ đồng. Đây là công trình trọng điểm của huyện Duy Xuyên nhằm giảm tải ùn tắc giao thông trên quốc lộ 14H đi qua thị trấn Nam Phước, góp phần thay đổi diện mạo phát triển cơ sở hạ tầng và giúp liên kết phát triển đô thị Nam Phước.

Tương tự dự án đường tránh lũ kết hợp phát triển đô thị Nam Phước dài 4 km, từ quốc lộ 1 đến xã Duy Trung, do huyện Duy Xuyên làm chủ đầu tư với vốn 250 tỷ đồng. Đây là công trình trọng điểm của huyện Duy Xuyên nhằm giảm tải ùn tắc giao thông trên quốc lộ 14H đi qua thị trấn Nam Phước, góp phần thay đổi diện mạo phát triển cơ sở hạ tầng và giúp liên kết phát triển đô thị Nam Phước.

Toàn tuyến có cầu Tây An 1 dài 307 m và Tây An 2 dài 79 m, nằm cách nhau 200 m, với vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng. Tháng 4/2020, công trình được khởi công, kế hoạch hoàn thành đầu tháng 4/2023. Đến nay, quá mốc hoàn thành hơn một năm nhưng dự án mới đạt khoảng 55%.

Đường dẫn lên cầu Tây An 1 bị thiếu đất đắp. Trên công trường, máy móc, vật liệu phục vụ thi công để gỉ sét, cỏ mọc um tùm, không có công nhân. Phía còn lại cầu bị cụt, nhà cửa chưa được giải tỏa.

Đường dẫn lên cầu Tây An 1 bị thiếu đất đắp. Trên công trường, máy móc, vật liệu phục vụ thi công để gỉ sét, cỏ mọc um tùm, không có công nhân. Phía còn lại cầu bị cụt, nhà cửa chưa được giải tỏa.

"Đường chậm hoàn thành ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân vào mùa mưa lũ, bởi quốc lộ 14H độc đạo từ thị trấn Nam Phước đi bảy xã phía tây huyện hay bị ngập, phương tiện không thể lưu thông", ông Trần Văn Thắng, ở xã Duy Trung nói. Người dân sống hai bên sông Cầu Chìm, nơi đường đi qua gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa xuống trung tâm huyện.

Cầu Trà Đình dài hơn 140 m, rộng 6 m bắc qua sông Gò và tuyến đường một km nối quốc lộ 1 ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn với xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên.

Cầu Trà Đình dài hơn 140 m, rộng 6 m bắc qua sông Gò và tuyến đường một km nối quốc lộ 1 ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn với xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên.

Dự án có vốn đầu tư gần 52 tỷ đồng, được khởi công tháng 9/2018, đến tháng 6/2020 đã hoàn thành và nghiệm thu. Nhưng gần 4 năm qua, phần đường dẫn hai đầu cầu vẫn chưa thi công, khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn, nhất là mùa mưa lũ.

Để người dân qua lại, chính quyền làm đường bêtông tạm rộng hơn một mét dẫn lên cầu cao 6 m. "Đường tạm trơn trượt nên những ai đi xe máy tay lái yếu rất dễ té ngã. Đã có người bị ngã gãy chân, nứt xương vai", ông Hồ Hữu Di nhà ở gần cầu cho biết.

Để người dân qua lại, chính quyền làm đường bêtông tạm rộng hơn một mét dẫn lên cầu cao 6 m. "Đường tạm trơn trượt nên những ai đi xe máy tay lái yếu rất dễ té ngã. Đã có người bị ngã gãy chân, nứt xương vai", ông Hồ Hữu Di nhà ở gần cầu cho biết.

Cách cầu Trà Đình hơn 20 km về phía đông bắc, cầu Thanh Nam dài 344 m, rộng 10,5 m cùng hệ thống đường dẫn dài gần 200 m bắc qua nhánh sông Thu Bồn, nối phường Cẩm Châu và Cẩm Nam, do TP Hội An làm chủ đầu tư.

Cách cầu Trà Đình hơn 20 km về phía đông bắc, cầu Thanh Nam dài 344 m, rộng 10,5 m cùng hệ thống đường dẫn dài gần 200 m bắc qua nhánh sông Thu Bồn, nối phường Cẩm Châu và Cẩm Nam, do TP Hội An làm chủ đầu tư.

Dự án khởi công năm 2020, dự kiến hoàn thành tháng 8/2023. Công trình nhằm giải quyết nhu cầu giao thông giữa phường Cẩm Nam với trung tâm TP Hội An, khắc phục tình trạng tắc nghẽn trên tuyến đường Hoàng Diệu và khu vực chợ Hội An.

Cầu mới được hợp long nhưng do vướng mặt bằng nên đường dẫn chưa thực hiện. Hai bên đường dẫn được đắp đất tạm phục vụ thi công.

Cầu mới được hợp long nhưng do vướng mặt bằng nên đường dẫn chưa thực hiện. Hai bên đường dẫn được đắp đất tạm phục vụ thi công.

Cách đó hơn 70 km về phía nam, cầu Tam Giang, bắc qua sông Bến Ván, nối thị trấn Núi Thành với xã ốc đảo Tam Giang được khởi công tháng 4/2017, dự kiến hoàn thành tháng 7/2018.

Cách đó hơn 70 km về phía nam, cầu Tam Giang, bắc qua sông Bến Ván, nối thị trấn Núi Thành với xã ốc đảo Tam Giang được khởi công tháng 4/2017, dự kiến hoàn thành tháng 7/2018.

Cầu dài hơn 200 m, rộng 11 m với tổng đầu tư 150 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án quỹ đất đô thị huyện Núi Thành làm chủ đầu tư. Sau hơn 5 năm, công trình chưa hoàn thành do vướng mặt bằng hai đầu cầu.

Cầu mới chưa có đường dẫn, cầu cũ nằm bên cạnh hàng ngày cõng hàng trăm xe tải. "Cứ đà này thì không biết cầu sập lúc nào", một người dân nói và cho hay cầu mới Tam Giang xây dựng để thay thế cho cầu cũ, hứa hẹn giúp người dân đi lại thuận lợi, ai ngờ khởi công xong thì "treo" đó.

Cầu mới chưa có đường dẫn, cầu cũ nằm bên cạnh hàng ngày cõng hàng trăm xe tải. "Cứ đà này thì không biết cầu sập lúc nào", một người dân nói và cho hay cầu mới Tam Giang xây dựng để thay thế cho cầu cũ, hứa hẹn giúp người dân đi lại thuận lợi, ai ngờ khởi công xong thì "treo" đó.

Vị trí 7 cầu không có đường dẫn ở Quảng Nam. Đồ họa: Đăng Hiếu

Vị trí 7 cầu không có đường dẫn ở Quảng Nam. Đồ họa: Đăng Hiếu

Cầu Vàm Cái Sứt bắc qua sông Buông cơ bản đã hoàn thành, nhưng chưa thể đưa vào sử dụng vì thiếu đường dẫn kết nối.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đắc Thành ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN