Hàng không "lo" bảo quản động cơ máy bay trong mùa dịch

Sự kiện: Tin ngắn

Hơn 80 tàu bay đang phải “nằm sân” và vấn đề bảo quản, bảo dưỡng những tàu bay này đang “ngốn” thêm nhiều tiền bạc của các hãng hàng không.

Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường trực tiếp kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng tàu bay tại Cảng HKQT Nội Bài

Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường trực tiếp kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng tàu bay tại Cảng HKQT Nội Bài

Chiều 24/8, Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường đã trực tiếp đi kiểm tra công tác bảo quản, bảo dưỡng đội tàu bay đang phải dừng khai thác do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại Cảng HKQT Nội Bài.

Những vấn đề được ông Cường đặc biệt quan tâm liên quan đến việc đảm bảo an ninh, an toàn tại các vị trí đỗ tàu bay.

Cụ thể, ngoài vấn đề bảo dưỡng, bảo quản tàu bay đang tạm dừng khai thác, ông Cường cũng trực tiếp kiểm tra việc bố trí nhân viên kiểm soát an ninh tại mỗi khu vực, kiểm soát việc ra vào của các lực lượng; Kế hoạch chi tiết về vị trí đỗ cập nhật hàng ngày, phương án kéo đẩy tàu bay; Phương án khẩn nguy trong trường hợp có sự cố xảy ra? Phương án neo đậu tàu bay, chèn đỗ, tiếp địa như thế nào trong trường hợp mưa bão, giông lốc xảy ra…

“Dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại Việt Nam, dịch vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp sau khi bùng phát trở lại tại Đà Nẵng từ cuối tháng 7. Vận tải hàng không trên thế giới nói chung và vận tải hàng không tại Việt Nam nói riêng vì thế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đó, các đường bay quốc tế vẫn chưa được khai thác trở lại và các đường bay nội địa phải cắt giảm tần suất”, ông Cường nói và nhấn mạnh: Một số lượng lớn tàu bay của các Hãng hàng không Việt Nam phải tạm dừng khai thác. Cụ thể, tính đến ngày 21/8/2020, có tới 83 tàu bay đang bảo quản, bảo dưỡng dừng bay.

Trước đó, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc Trần Hoài Phương cho biết cơ quan này đã liên tục thực hiện việc kiểm tra, giám sát tàu bay tại các vị trí đỗ qua đêm cũng như tại vị trí khai thác.

“Trong quá trình kiểm tra giám sát, chúng tôi nhận thấy một số tàu bay của hãng hàng không khi đỗ dài ngày tại Cảng HKQT Nội Bài chưa được trang bị chụp bảo vệ động cơ cho tàu bay, có nguy cơ bị động vật, vật ngoại lại xâm nhập động cơ và các bộ phận khác của tàu. Do đó, chúng tôi đã lập tức gửi văn bản yêu cầu các hãng phải triển khai ngay phương án đảm bảo an toàn cho tàu bay”, ông Phương thông tin.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Tạ Minh Trọng - Phó trưởng phòng Tiêu chuẩn an toàn bay (Cục Hàng không VN) cho biết: Chưa bao giờ tàu bay trên thế giới phải nằm sân, dừng khai thác nhiều đến thế nên có một sự thực mà không ai tưởng tượng nổi trước khi có dịch Covid-19 là cả thế giới đang thiếu tấm bọc động cơ tàu bay. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại, các tàu bay tạm dừng khai thác đang trong quá trình bảo quản, bảo dưỡng dừng bay đều được bọc bảo vệ các đầu cảm biến động, tĩnh áp, cảm biến nhiệt độ, cảm biến góc tấn và bọc bảo vệ động cơ theo đúng qui trình, tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo tàu bay và nhà chế tạo động cơ ban hành.

“Do số lượng tàu bay phải bảo quản, bảo dưỡng dừng bay rất lớn nên Nhà chế tạo tàu bay và Nhà chế tạo động cơ đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật và qui trình bảo dưỡng tương đương (Alternate Procedure) cho phép các nhà khai thác tàu bay sử dụng cụ và vật liệu tương đương (tấm nhựa nylon – plastic, hóa chất hút ẩm và băng keo chuyên dụng) để bao bọc và bảo quản động cơ trong trường hợp Nhà khai thác không có đủ dụng cụ bao bọc, bảo vệ động cơ như yêu cầu trong tài liệu bảo dưỡng tàu bay (Aircraft Maintenance Manual)”, ông Trọng nói và cho biết thêm: Các tàu bay đang trong kế hoạch khai thác, không thuộc dạng bảo dưỡng dừng bay nhưng thời gian dừng tàu trên 8h cũng yêu cầu được bọc bảo vệ các đầu cảm biến động, tĩnh áp, cảm biến nhiệt độ, cảm biến góc tấn theo đúng chương trình bảo dưỡng tàu bay đã được Cục Hàng không phê chuẩn. Các tàu bay đang khai thác nhưng thời gian dừng tàu từ 3 ngày trở lên cũng yêu cầu phải bọc bảo quản động cơ.

Đánh giá cao công tác bảo trì, bảo dưỡng tàu bay theo chương trình phê duyệt của các hãng hàng không, Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường nhấn mạnh: Việc này đảm bảo đội tàu bay đang “nằm sân” có thể sẵn sàng đưa vào khai thác bất kỳ lúc nào.

Chia sẻ với hãng hàng không về việc phải mất thêm rất nhiều cho chi phí cho công tác này, nhất là khi đã và đang phải đối mặt với vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông Cường nói: Dù khó khăn, chi phí thêm nhưng không vì thế mà bỏ qua các yêu cầu liên quan an ninh, an toàn. An ninh, an toàn phải là mục tiêu tối thượng, tuyệt đối không thể nhân nhượng, lơ là. Có như vậy mới có thể tạo niềm tin cho khách đi lại bằng đường hàng không, góp phần khẳng định vị trí của Việt Nam, luôn là điểm đến an toàn.

Hàng không "lo" bảo quản động cơ máy bay trong mùa dịch - 2

Vietnam Airlines có tới 22/111 tàu phải dừng bay, trong đó có 16 tàu A320, 3 tàu B787 và 3 tàu A350Tàu bay nằm la liệt tại sân đỗ Nội Bài

Tàu bay nằm la liệt tại sân đỗ Nội Bài

42/75 tàu bay A320 của Vietjet đang buộc phải tạm dừng khai thác do ảnh hưởng của dịch Covid-19

42/75 tàu bay A320 của Vietjet đang buộc phải tạm dừng khai thác do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Bamboo Airways cũng có tới 15/22 tàu phải tạm dừng khai thác. Trong đó có 14 tàu A320 và 1 tàu B787. Các tàu đang dừng khai thác đều được bọc động cơ cẩn thận, tránh bị ẩm mốc, hư hỏng cũng như bị vật ngoại lai xâm nhập

Bamboo Airways cũng có tới 15/22 tàu phải tạm dừng khai thác. Trong đó có 14 tàu A320 và 1 tàu B787. Các tàu đang dừng khai thác đều được bọc động cơ cẩn thận, tránh bị ẩm mốc, hư hỏng cũng như bị vật ngoại lai xâm nhập

Do số lượng tàu bay phải bảo quản, bảo dưỡng dừng bay rất lớn nên Nhà chế tạo tàu bay và Nhà chế tạo động cơ đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật và qui trình bảo dưỡng tương đương (Alternate Procedure) cho phép các nhà khai thác tàu bay sử dụng cụ và vật liệu tương đương (tấm nhựa nylon – plastic, hóa chất hút ẩm và băng keo chuyên dụng) để bao bọc và bảo quản động cơ

Do số lượng tàu bay phải bảo quản, bảo dưỡng dừng bay rất lớn nên Nhà chế tạo tàu bay và Nhà chế tạo động cơ đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật và qui trình bảo dưỡng tương đương (Alternate Procedure) cho phép các nhà khai thác tàu bay sử dụng cụ và vật liệu tương đương (tấm nhựa nylon – plastic, hóa chất hút ẩm và băng keo chuyên dụng) để bao bọc và bảo quản động cơ

Tàu bay của Vietnam Airlines tại khu vực trước cửa hangar sửa chữa máy bay của VAECO

Tàu bay của Vietnam Airlines tại khu vực trước cửa hangar sửa chữa máy bay của VAECO

Nguồn: [Link nguồn]

Đồng loạt công bố dừng bay Đà Nẵng, hàng không hỗ trợ khách thế nào?

Từ hôm nay (28/7), các hãng hàng không đã đồng loạt công bố tạm dừng bay Đà Nẵng sau chỉ đạo của Bộ GTVT.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Bình ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN