Hai cổ thụ trăm năm đứng ôm nhau vừa được công nhận 'cây di sản' ở Bình Dương

Sự kiện: Tin nóng

Tại một ngôi đình cổ ở Bình Dương có cây Kơ nia và cây Đa đứng ôm nhau trông giống như chỉ có một cây. Hai cây có tuổi thọ từ 140 năm và hơn 200 năm vừa được cấp chứng nhận Cây di sản Việt Nam.

Bà Trương Thị Kiều Chinh, Phó Chủ tịch UBND phường Tương Bình Hiệp cho biết, cây Kơ nia và cây Đa nằm trong khuôn viên ngôi đình thần Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Bà Trương Thị Kiều Chinh, Phó Chủ tịch UBND phường Tương Bình Hiệp cho biết, cây Kơ nia và cây Đa nằm trong khuôn viên ngôi đình thần Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây Kơ nia tính đến thời điểm hiện nay khoảng trên 200 năm tuổi. Thân cây to, thẳng tắp sừng sững, vươn cao, có nhiều cành vươn rộng ra bốn phía. Các tán cây vươn xa phủ bóng mát.

Cây Kơ nia tính đến thời điểm hiện nay khoảng trên 200 năm tuổi. Thân cây to, thẳng tắp sừng sững, vươn cao, có nhiều cành vươn rộng ra bốn phía. Các tán cây vươn xa phủ bóng mát.

Chu vi vòng quanh thân cây tại vị trí ngang ngực (cao 1,3m) để tính ra đường kính thân cây được 1,38m; chiều cao cây ước tính 37m; chiều rộng tán cây đo bằng thước dây theo 2 hướng Đông – Tây là 30m và Nam - Bắc là 32m.

Chu vi vòng quanh thân cây tại vị trí ngang ngực (cao 1,3m) để tính ra đường kính thân cây được 1,38m; chiều cao cây ước tính 37m; chiều rộng tán cây đo bằng thước dây theo 2 hướng Đông – Tây là 30m và Nam - Bắc là 32m.

Cây Đa khoảng 140 năm tuổi, có hệ thống rễ buông cắm sâu xuống đất, ôm bám sát xung quanh thân. Cây có nhiều cành, tán vươn rộng tỏa bóng mát. Thân cây tại vị trí ngang ngực có đường kính 9,6m; chiều cao cây ước tính khoảng 27m; chiều rộng tán cây đo bằng thước dây theo 2 hướng Đông - Tây là 42m và Nam - Bắc là 30m.

Cây Đa khoảng 140 năm tuổi, có hệ thống rễ buông cắm sâu xuống đất, ôm bám sát xung quanh thân. Cây có nhiều cành, tán vươn rộng tỏa bóng mát. Thân cây tại vị trí ngang ngực có đường kính 9,6m; chiều cao cây ước tính khoảng 27m; chiều rộng tán cây đo bằng thước dây theo 2 hướng Đông - Tây là 42m và Nam - Bắc là 30m.

Trong quá trình điều tra, đo đếm, việc xác định tuổi cây có sự hỗ trợ của các cụ cao niên ở phường, lãnh đạo phường và chuyên gia thực vật của Hội đồng Cây Di sản Việt Nam.

Trong quá trình điều tra, đo đếm, việc xác định tuổi cây có sự hỗ trợ của các cụ cao niên ở phường, lãnh đạo phường và chuyên gia thực vật của Hội đồng Cây Di sản Việt Nam.

Nhờ được chăm sóc và bảo vệ tốt bởi nhiều thế hệ người dân trong vùng nên hiện nay cây cổ thụ Kơnia và cây Đa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, tỏa bóng mát tại khuôn viên Di tích lịch sử cấp tỉnh đình thần Tương Bình Hiệp (khu phố 2, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Nhờ được chăm sóc và bảo vệ tốt bởi nhiều thế hệ người dân trong vùng nên hiện nay cây cổ thụ Kơnia và cây Đa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, tỏa bóng mát tại khuôn viên Di tích lịch sử cấp tỉnh đình thần Tương Bình Hiệp (khu phố 2, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Cây cổ thụ Kơ nia và cây Đa của đình thần Tương Bình Hiệp như một minh chứng lịch sử hàng trăm năm qua với nhiều thăng trầm. Việc cây Kơ nia và cây Đa được công nhận là Cây di sản Việt Nam tạo điều kiện cho các thế hệ người dân, du khách, học sinh, sinh viên tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là điểm đến lý tưởng đối với loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn.​

Cây cổ thụ Kơ nia và cây Đa của đình thần Tương Bình Hiệp như một minh chứng lịch sử hàng trăm năm qua với nhiều thăng trầm. Việc cây Kơ nia và cây Đa được công nhận là Cây di sản Việt Nam tạo điều kiện cho các thế hệ người dân, du khách, học sinh, sinh viên tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là điểm đến lý tưởng đối với loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn.​

Đình Tương Bình Hiệp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Đây là ngôi Đình thờ vị Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản (1826). Hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng 10 âm lịch, nhân dân trong vùng và các nơi lân cận lại đổ về nơi đây để dự lễ hội đình, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đình Tương Bình Hiệp được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 5033/QĐ-UBND ngày 19/11/2007.​

Đình Tương Bình Hiệp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Đây là ngôi Đình thờ vị Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản (1826). Hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng 10 âm lịch, nhân dân trong vùng và các nơi lân cận lại đổ về nơi đây để dự lễ hội đình, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đình Tương Bình Hiệp được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 5033/QĐ-UBND ngày 19/11/2007.​

Người dân đến công viên Gia Định dạo chơi, tập thể dục vô cùng tiếc nuối khi thấy cổ thụ 100 tuổi, 6 người ôm không hết bị chặt bỏ vì sâu bệnh, mục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Chi ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN