Hà Nội, TPHCM được trao nhiều chính sách đặc biệt để phát triển đường sắt đô thị

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Quốc hội sáng nay vừa thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM.

Theo nghị quyết, hai TP lớn nhất nước được quyết định phân chia dự án thành các dự án thành phần, tiểu dự án khi phê duyệt; quyết định không phải thi tuyển phương án kiến trúc.

Hà Nội và TPHCM được ứng trước ngân sách địa phương năm sau để thực hiện dự án; lập thiết kế kỹ thuật tổng thể thay thiết kế cơ sở và giao chủ đầu tư quyết định phê duyệt các bước thiết kế còn lại; quy định tổng mức đầu tư, dự toán được áp dụng định mức, đơn giá do các tổ chức quốc tế công bố, các dự án có tính chất tương tự trên thế giới; quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất.

Nghị quyết cũng trao quyền cho Thủ tướng quyết định bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm cho địa phương; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác mà không phải theo thứ tự ưu tiên.

Thủ tướng có thể huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà không phải lập đề xuất dự án. HĐND thành phố có trách nhiệm bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm, vốn ngân sách địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các dự án đường sắt đô thị.

Người dân trải nghiệm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Nguyễn Huế

Người dân trải nghiệm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Nguyễn Huế

Cụ thể, căn cứ khả năng cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, tối đa không vượt 215.350 tỷ đồng cho Hà Nội và tối đa không vượt 209.500 tỷ đồng cho TPHCM trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 và 2031-2035 làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án. 

Quốc hội cũng cho phép UBND TPHCM được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho TP vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác. Tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế của TP.

Trước khi Quốc hội biểu quyết, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ thống nhất về sự cần thiết ban hành nghị quyết, nhằm giải quyết "điểm nghẽn" về thể chế, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng.

Về đề nghị làm rõ tính khả thi của việc bố trí nguồn lực cho mạng lưới đường sắt đô thị của hai TP, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, mạng lưới này có quy mô lớn và được đầu tư kéo dài qua nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Chính phủ đã đề xuất sử dụng nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, giai đoạn 2031-2035, Chính phủ sẽ căn cứ khả năng cân đối vốn để bố trí cho các dự án, bảo đảm các cân đối vĩ mô, an toàn nợ công theo quy định. Đồng thời, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để bảo đảm tính khả thi trong việc huy động nguồn lực.

Chính phủ dự kiến đề xuất Quốc hội cho phép TP.HCM và Hà Nội được thí điểm 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm giúp đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thường ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN