Hà Nội tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người già tại nhà

Trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Thủ đô có diễn biến phức tạp; Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã cho phép các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã được triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nhà cho người già, người khiếm thị, mất ý thức về hành vi...

Theo thống kê của Bộ Y tế thì hiện tại Thủ đô có hơn 4.000 F0 đang được điều trị, trong đó có gần 400 ca nguy kịch. Trước tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, việc phủ vaccine cho người dân được đặt lên hàng đầu và công tác triển khai thực hiện được giao cho các trạm y tế của từng khu vực. PV báo CAND đã có mặt tại trạm y tế phường Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) để ghi nhận về công tác tiêm vaccine cho các đối tượng là người già, người có bệnh nền trên địa bàn phường.

Theo thống kê của trạm y tế phường Trúc Bạch thì hiện tại phường có 75 người thuộc diện được đến tiêm tại nhà. Đó là người già, nhiều bệnh nền, người mất ý thức về hành vi... Bắt đầu việc tiêm vaccine từ ngày hôm qua, cho đến chiều ngày 7/1/2022, đã có 10 người được tiêm với sức khoẻ ổn định.

Trạm y tế phường Trúc Bạch chỉ có 6 nhân viên y tế, họ phụ trách một địa bàn rộng với khoảng 8.000 người. Kể từ khi dịch COVID-19 lây lan mạnh ở Hà Nội cho tới nay, chưa ai được nghỉ ngơi một ngày.

Trạm y tế phường Trúc Bạch chỉ có 6 nhân viên y tế, họ phụ trách một địa bàn rộng với khoảng 8.000 người. Kể từ khi dịch COVID-19 lây lan mạnh ở Hà Nội cho tới nay, chưa ai được nghỉ ngơi một ngày.

6 nhân viên y tế của trạm sẽ vừa phải đi lấy mẫu xét nghiệm, vừa tiêm vaccine ở các điểm tập trung vào buổi sáng và buổi chiều họ sẽ chia làm 2 tổ: một tổ trực tại trạm, tổ còn lại với sự hỗ trợ của đoàn viên thanh niên, dân quân tự vệ sẽ đi đến các hộ gia đình trong danh sách để tiến hành tiêm vaccine.

6 nhân viên y tế của trạm sẽ vừa phải đi lấy mẫu xét nghiệm, vừa tiêm vaccine ở các điểm tập trung vào buổi sáng và buổi chiều họ sẽ chia làm 2 tổ: một tổ trực tại trạm, tổ còn lại với sự hỗ trợ của đoàn viên thanh niên, dân quân tự vệ sẽ đi đến các hộ gia đình trong danh sách để tiến hành tiêm vaccine.

Nhiều người có bệnh nền nên việc khám sàng lọc trước khi tiêm được thực hiện rất kỹ lưỡng. Mọi vấn đề về sức khoẻ đều được các nhân viên y tế cân nhắc cẩn thận.

Nhiều người có bệnh nền nên việc khám sàng lọc trước khi tiêm được thực hiện rất kỹ lưỡng. Mọi vấn đề về sức khoẻ đều được các nhân viên y tế cân nhắc cẩn thận.

Bên cạnh lực lượng y tế, đoàn viên thanh niên... thì phường Trúc Bạch còn được hai tổ cấp cứu của bệnh viện Medlatec và Hồng Ngọc ứng trực hỗ trợ 24/24h. Trong trường hợp người được tiêm có dấu hiệu sốc thì xe cấp cứu từ hai bệnh viện trên sẽ có mặt sau chưa đầy 10 phút.

Bên cạnh lực lượng y tế, đoàn viên thanh niên... thì phường Trúc Bạch còn được hai tổ cấp cứu của bệnh viện Medlatec và Hồng Ngọc ứng trực hỗ trợ 24/24h. Trong trường hợp người được tiêm có dấu hiệu sốc thì xe cấp cứu từ hai bệnh viện trên sẽ có mặt sau chưa đầy 10 phút.

Vì đối tượng tiêm là người già, nhiều bệnh nền nên Pfizer là loại vaccine được dùng để tiêm. Đây là vaccine được đánh giá là "lành' nhất, tác dụng phụ ít nhất trong số các loại vaccine phòng, chống COVID-19 hiện nay.

Vì đối tượng tiêm là người già, nhiều bệnh nền nên Pfizer là loại vaccine được dùng để tiêm. Đây là vaccine được đánh giá là "lành' nhất, tác dụng phụ ít nhất trong số các loại vaccine phòng, chống COVID-19 hiện nay.

Bà Lê Thị Lý (sinh năm 1934) trú tại phố Ngũ Xã bị ngã gãy chân không thể di chuyển đã được nhân viên y tế của phường tới kiểm tra sức khoẻ và tiến hành tiêm vaccine.

Bà Lê Thị Lý (sinh năm 1934) trú tại phố Ngũ Xã bị ngã gãy chân không thể di chuyển đã được nhân viên y tế của phường tới kiểm tra sức khoẻ và tiến hành tiêm vaccine.

Thông thường sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ có những triệu chứng như đau bắp tay, một số người sẽ sốt, những người sau tiêm phải được người nhà, nhân viên y tế theo dõi, thăm hỏi thường xuyên.

Thông thường sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ có những triệu chứng như đau bắp tay, một số người sẽ sốt, những người sau tiêm phải được người nhà, nhân viên y tế theo dõi, thăm hỏi thường xuyên.

Bác sĩ Chu Thị Hợp ghi lại số điện thoại cá nhân và của các thành viên trong trạm y tế phường cho người được tiêm.

Bác sĩ Chu Thị Hợp ghi lại số điện thoại cá nhân và của các thành viên trong trạm y tế phường cho người được tiêm.

Điều dưỡng Trần Thanh Hương - người đã hơn 30 năm làm việc ở trạm y tế phường Trúc Bạch chia sẻ: "chúng tôi chỉ có 6 người, phụ trách khoảng 8.000 người dân, đây là một khối lượng công việc rất lớn, có những ngày chúng tôi làm việc xuyên đêm, không ngủ nhưng trong lúc này được bà con khối xóm tin tưởng đó là niềm vui, là động lực để chúng tôi tiếp tục làm việc..."

Điều dưỡng Trần Thanh Hương - người đã hơn 30 năm làm việc ở trạm y tế phường Trúc Bạch chia sẻ: "chúng tôi chỉ có 6 người, phụ trách khoảng 8.000 người dân, đây là một khối lượng công việc rất lớn, có những ngày chúng tôi làm việc xuyên đêm, không ngủ nhưng trong lúc này được bà con khối xóm tin tưởng đó là niềm vui, là động lực để chúng tôi tiếp tục làm việc..."

TPHCM: Đề xuất thưởng Tết mỗi nhân viên y tế 1,5 triệu đồng

Chiều 7/1, tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch COVID-19, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Sơn ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN