Hà Nội thay đổi ra sao trong hai đợt giãn cách xã hội?
Hà Nội sắp kết thúc đợt giãn cách xã hội thứ 2 liên tiếp và chuẩn bị bước vào đợt thứ 3. Sau 28 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Hà Nội đã thay đổi như thế nào?
6h sáng ngày 24/7, UBND TP Hà Nội quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch COVID-19.
Hà Nội bước vào những ngày đầu giãn cách, phố phường, đường xã vắng vẻ, ít người đi lại, các khu công cộng, nơi tụ tập đều được giăng dây phong tỏa.
Ngay trong ngày giãn cách đầu tiên, Hà Nội lập 22 chốt để kiểm soát người ra vào tại các cửa ngõ thành phố. Sau đó, chính quyền thành phố mở tối đa "luồng xanh" cho các phương tiện chuyên chở hàng hóa thiết yếu vận chuyện lưu thông thuận lợi.
Trong nội thành, Hà Nội siết chặt hơn việc kiểm tra người đi đường bằng việc thành lập nhiều chốt. Thành phố yêu cầu người dân ra ngoài, đi làm phải có giấy tờ tùy thân, xác nhận có đóng dấu của cơ quan, đơn vị. Theo mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19 do Sở Tư pháp Hà Nội công bố: Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.
Sáng ngày 26/7, Binh chủng hóa học (Bộ Quốc phòng) và Bộ tư lệnh Thủ đô phối hợp phun khử khuẩn diện rộng trên địa bàn Hà Nội, bắt đầu từ quận Hoàn Kiếm, huyện Chương Mỹ.
Trong những ngày giãn cách xã hội, chợ dân sinh vẫn là khu vực tập trung đông người trao đổi mua bán. Vì vậy nhiều khu chợ đã căng dây, quây ni lông để khắp lối đi, gian hàng, đảm bảo giãn cách, phòng dịch COVID-19.
Nhiều ca mắc COVID-19 trong cộng đồng xuất hiện đặc biệt tại các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Hoàn Kiếm. Lực lượng chức năng nhanh chóng phong tỏa, truy vết các ca bệnh này.
Hàng loạt chợ đầu mối của Hà Nội như Long Biên, Tân Mai, Phùng Khoang, Minh Khai bị cách ly y tế khi phát hiện ca nhiễm COVID-19.
Ngày 27/7, Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho toàn dân tại các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã với cả ba loại vắc xin gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna.
Từ ngày 1/8, tại nhiều khu vực bắt đầu thiết lập "vùng xanh"- vùng an toàn không có dịch tại các ngõ xóm, khu dân cư. Đến nay, mô hình được nhân rộng khắp Hà Nội nhằm phòng chống dịch COVID-19.
Để lập chốt phong tỏa, nhiều nơi dùng xe tải, gạch đá, thùng container, các thanh sắt... để lập các hàng rào tại cửa ngõ vào khu vực.
Ngày 9/8, Hà Nội tiếp tục siết chặt việc kiểm soát người ra đường. Ngoài giấy đi đường và giấy tờ tùy thân, người dân phải có thêm giấy phân công nhiệm vụ, lịch, ca trực của đơn vị. Nhiều chốt kiểm soát tại nội đô trở nên ùn ứ các phương tiện dừng chờ kiểm tra.
Tuy nhiến đến ngày 10/8, Hà Nội lại ra văn bản điều chỉnh tránh gây phức tạp trong công việc kiểm tra giấy tờ đi đường của người dân.
Hà Nội tiến hành kế hoạch triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong một số ngày gần đây, nhiều tuyến phố như Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Tây Sơn lại có dấu hiệu đông đúc người và phương tiên lưu thông.
Trong Công điện ban hành ngày 21/8 đợt giãn cách thứ 3 nêu rõ: "Bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, nguy cơ, thách thức đặt ra khi lượng người ra đường vẫn đông, nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử lý; thành phố liên tiếp ghi nhận những ca nhiễm mới trong cộng đồng tại các khu vực có mật độ dân cư đông, địa bàn phức tạp, các cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu đang hoạt động đan xen tại khu vực".
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Trung ương và thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội; siết chặt việc cấp và quản lý giấy đi đường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, đảm bảo đúng đối tượng và quy định của thành phố; chịu trách nhiệm trước chính quyền thành phố và pháp luật trong trường hợp vi phạm quy định nêu trên gây lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Do hạn chế người vào chợ Hàng Bè, tiểu thương treo biển buôn bán ngay tại rào barie để phục vụ nhu cầu người dân. Đây là cảnh chưa từng có tại khu "chợ nhà giàu" trên phố cổ.
Nhiều hoạt động tình nguyện, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người có hoàn cảnh, mất việc trong thời gian giãn cách đã diễn ra. Trong ảnh: Sạp rau miễn phí của hai chị công nhân môi trường đô thị đến tay người dân khó khăn tại phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).
Vàng mã không phải là mặt hàng thiết yếu được kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên một số cửa hàng trên phố Hàng Mã vẫn hé cửa buôn bán trước Rằm tháng Bảy (âm lịch).
Mặc dù trong thời gian giãn cách xã hội, người dân vẫn tranh thủ sắp đồ lễ, hóa vàng mã ngay vỉa hè, lòng đường những ngày cận Rằm tháng Bảy.
Chiều 21/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện về việc thực hiện phòng chống COVID-19. Theo Công điện, trong 28 ngày thực hiện giãn cách xã hội, bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, nguy cơ, thách thức đặt ra khi lượng người ra đường vẫn đông; thành phố liên tiếp ghi nhận những ca nhiễm mới trong cộng đồng tại các khu vực có mật độ dân cư đông, địa bàn phức tạp, các cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu đang hoạt động đan xen tại khu vực. Công điện của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nêu rõ: Tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h 00 ngày 6/9/2021 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19. Thành phố yêu cầu người dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội để phòng chống dịch tại Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND thành phố theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh; kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội. “Đây là thời điểm then chốt, quyết định đến hiệu quả công tác phòng chống dịch, mỗi người dân Thủ đô là một chiến sĩ, mỗi gia đình, tổ dân phố, thôn, xóm, cơ quan, doanh nghiệp là một pháo đài chống dịch. Chỉ một hành động chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, có thể phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, an ninh trật tự của thành phố và sinh kế, sức khỏe, tính mạng của người dân và cộng đồng. Đề nghị mọi người dân và tổ chức, doanh nghiệp chấp hành nghiêm; tham gia đồng hành thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch của thành phố”, Công điện nêu rõ. |
Sáng nay (22/8), Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 7 ca dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố, trong đó có 3 ca tại cộng...
Nguồn: [Link nguồn]