Hà Nội thay đổi khoảng thời gian “giờ cao điểm” từ 20/10/2020
Khoảng thời gian “giờ cao điểm” ở TP.Hà Nội đã được sửa đổi trong quyết định mới của UBND Thành phố và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 20/10 tới đây.
Tình trạng tắc đường vào giờ cao điểm ở Hà Nội thường xuyên diễn ra. (Ảnh: Hồng Phú)
Ngày 8/10, UBND TP.Hà Nội thông tin, xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, UBND Thành phố phê duyệt Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội. Quyết định trên của UBND TP.Hà Nội sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10 tới đây.
Theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND, Khoản 1, 3, 4, 7 được sửa đổi; bổ sung Khoản 8 Điều 2. Trong đó, đáng chú ý có việc thay đổi khoảng thời gian giờ cao điểm (trong khung giờ cao điểm sẽ có phương tiện sẽ bị cấm lưu thông, ví dụ các xe tải có trọng lượng toàn bộ toàn bộ của xe trên 1,25 tấn sẽ bị cấm hoạt động trong giờ cao điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng).
Theo quy định cũ (Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội), giờ cao điểm được quy định là khoảng thời gian: Sáng từ 6h00 đến 9h00, chiều từ 16h30 đến 19h30 hằng ngày.
Trong khi theo quy định mới (Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND), giờ cao điểm được quy định là khoảng thời gian: Sáng từ 6h00 đến 9h00, chiều từ 16h00 đến 19h30 hằng ngày. Như vậy, khoảng thời gian giờ cao điểm vào buổi chiều được đẩy lên sớm hơn 30 phút.
Ngoài ra, Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND mới cũng sửa đổi, bổ sung quy định về “Đường đô thị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông” (Điều 4), cụ thể như sau:
Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ được giới hạn từ phía bên trong đường bao trở vào trung tâm Thành phố của các đường sau:
Đường Phạm Văn Đồng - Hồ Tùng Mậu (đoạn từ ngã tư Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng đến ngã tư Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ) - Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo - Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Lê Quang Đạo đến đường 70) - Đường 70 (đường Tây Mỗ; đoạn từ Đại Lộ Thăng Long đến đường 72) - Đường 72 (đường Hữu Hưng; đoạn giao đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông) - Đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) - Văn Khê - Phúc La - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã tư Pháp Vân) - Vành đai 3 (đoạn từ ngã tư Giải Phóng - Pháp Vân đến đường Nguyễn Văn Linh) - Nguyễn Văn Linh - cầu vượt nút giao Trung tâm quận Long Biên - đường Lý Sơn - cầu Đông Trù - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt (đoạn từ ngã tư đường Hoàng Sa đến cầu Thăng Long) - cầu Thăng Long trở vào trung tâm Thành phố.
Đoạn đường các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:
*Đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu vượt nút giao Trung tâm quận Long Biên đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ ngã ba Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ đến ngã tư Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, đường Bắc Thăng Long - Vực Dê, đường Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ đường Cổ Linh đến đường Nguyễn Văn Linh), Tam Trinh (đoạn từ chợ đầu mối Đền Lừ đến đường Vành đai 3), Đường Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao Đường 70);
* Đường Vành đai 3 trên cao, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép hoạt động, trừ xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Các loại phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; người đi bộ không được phép hoạt động trên đường Vành đai 3 trên cao;
* Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường Vành đai 3 trên cao đi Đại Lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động.
Sáng nay (20-11), Quốc hội biểu quyết thông qua Bộ Luật lao động (sửa đổi) với tỷ lệ ủng hộ hơn 90%, trong đó "chốt"...
Nguồn: [Link nguồn]