Hà Nội: Phải nhanh hơn, quyết liệt hơn trong phòng, chống dịch Covid-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Chiều 28-1, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đã họp theo hình thức trực tuyến với các quận, huyện, thị xã.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Chủ trì và chỉ đạo cuộc họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Chử Xuân Dũng; các thành viên trong Ban Chỉ đạo.

Nguy cơ cao lây nhiễm dịch trong cộng đồng 

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tình hình dịch trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp khi tổng số ca mắc trên toàn cầu đã tăng lên hơn 100 triệu ca. Tại Việt Nam, lũy tích đến 14h ngày 28-1, nước ta ghi nhận 1.553 ca mắc, 35 ca tử vong. Trong ngày 28-1, Việt Nam có thêm 72 người ở Hải Dương và 11 người ở Quảng Ninh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 liên quan đến hai bệnh nhân 1.552 (công nhân Công ty TNHH POYUN, có giao tiếp gần với bệnh nhân nữ được phát hiện dương tính sau khi nhập cảnh Nhật Bản) và 1.553 (nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn).

Tại Hà Nội, từ ngày 22 đến 28-1 ghi nhận 1 ca mắc mới là người từ nước ngoài về được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Đó là nữ bệnh nhân 1.549 (là cán bộ ngoại giao, từ thành phố Jakarta, Indonesia về sân bay Nội Bài ngày 10-1, cách ly y tế tại Khu cách ly tập trung Thành An).

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Hiện tại, toàn thành phố đang cách ly 43 trường hợp F1. Cộng dồn đến nay, thành phố ghi nhận tổng cộng 652 trường hợp F1 trên địa bàn, trong đó, 651/652 trường hợp đã được cách ly, lấy mẫu (còn 1 trường hợp là F1 của BN 1.553 đang từ Sơn La về Hà Nội), trong đó 629/652 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Nhận định tình hình dịch, ông Nguyễn Khắc Hiền cho rằng vẫn đang diễn biến phức tạp. Việc phát hiện các ca bệnh tại Quảng Ninh và Hải Dương cho thấy, tác nhân gây bệnh đã lưu hành và tồn tại trong cộng đồng, dịch hoàn toàn có thể lây lan, bùng phát ra các tỉnh, thành phố khác, trong đó có Hà Nội.

"Bên cạnh đó, dịp Tết Nguyên đán đang gần kề, tâm lý của người dân muốn về quê ăn Tết nên có thể sẽ gia tăng tình trạng vượt biên trái phép làm tăng nguy cơ dịch xâm nhập. Ngoài ra, sắp tới sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, lễ hội nên sự giao thương, đi lại sẽ tăng, đồng thời còn một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Vì vậy, nguy cơ dịch xuất hiện và lây nhiễm trong cộng đồng là rất cao", ông Nguyễn Khắc Hiền nhận định.

Quyết liệt phòng, chống dịch

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Nguyễn Huy Cường cho biết, liên quan đến bệnh nhân tại Quảng Ninh, quận xác định được 2 trường hợp F1 và 400 trường hợp F2, hiện đã lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly. Quận Cầu Giấy báo cáo đã rà soát được 9 trường hợp liên quan đến bệnh nhân 1.553 (ở Quảng Ninh) và hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan. Quận Hà Đông ghi nhận 3 trường hợp F1, 17 trường hợp F2, hiện đã đưa đi cách ly đúng quy định. Quận Tây Hồ đã rà soát được 8 trường hợp F1, 37 trường hợp F2; tiến hành khoanh vùng, điều tra lịch sử, đưa các trường hợp F1 đi cách ly...

Thông tin thêm tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cho biết, hiện có 3 khu cách ly thuộc doanh trại quân đội làm nơi cách ly tập trung (có sức chứa 600 người). Bộ Tư lệnh Thủ đô đề xuất, Sở Y tế thành lập lại Bệnh viện dã chiến Mê Linh; rà soát khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai), Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (quận Nam Từ Liêm)... để khi có yêu cầu của thành phố làm nơi cách ly tập trung thì có thể kích hoạt được ngay.

Đại diện Công an thành phố Hà Nội phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Đại diện Công an thành phố Hà Nội phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Trong khi đó, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị bảo đảm lực lượng để khi cần khoanh vùng có thể bố trí đủ nhân lực. Từ 2 tháng nay, đơn vị đã thực hiện nghiêm việc rà soát người nước ngoài, phát hiện 7 trường hợp nhập cảnh trái phép. Công an thành phố cũng đã triển khai công tác phòng, chống dịch tại các trại tạm giam, tạm giữ. 

Liên quan đến việc cách ly tập trung tại các khách sạn, Phó Giám đốc Sở Du lịch Ngô Minh Hoàng cho biết, thành phố có 15/18 khách sạn đang tham gia đón khách nhập cảnh. Đến nay, đã có 28.000 khách thực hiện cách ly. Công tác phòng, chống dịch tại các khách sạn được thực hiện đúng quy định. Hiện, có 46 cơ sở đăng ký thêm, Sở Du lịch đang cùng Sở Y tế rà soát các điều kiện để trình thành phố cho phép các cơ sở này thành nơi cách ly tập trung. Sở Du lịch cũng đang yêu cầu các công ty lữ hành và cơ sở lưu trú rà soát số lượng khách đi du lịch tại Quảng Ninh.

Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh đề xuất, các đơn vị cần nắm rõ quy trình, xác định rõ các đối tượng F1, F2, F3 để xử lý theo đúng quy định; hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người không cần thiết. Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) đang có 4 máy tách chiết, 8 máy xét nghiệm RT-PCR, số lượng khẩu trang N95 hiện vẫn đủ cung cấp, nhưng nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn thì số lượng vật tư y tế này cần được trang bị thêm. Bên cạnh đó, ông Hoàng Đức Hạnh đề xuất cần khẩn trương thiết lập lại khu cách ly đối với các trường hợp F1, bởi hiện thành phố chỉ có Bệnh viện Công an làm nơi cách ly tập trung cho nhóm đối tượng này.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội Trương Quang Việt cho biết, ổ dịch tại Chí Linh (Hải Dương) có thể liên quan đến các ca bệnh nhập cảnh là chuyên gia nước ngoài; tại Vân Đồn (Quảng Ninh) có khả năng liên quan đến các trường hợp nhập cảnh trái phép. Ông Trương Quang Việt nhận định, 2 ổ dịch trên không có mối liên quan đến nhau. Về năng lực xét nghiệm, CDC Hà Nội có thể xét nghiệm được 10.000 mẫu/ngày.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố Chử Xuân Dũng thông tin về diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam và đề nghị các đơn vị, sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và nâng mức cảnh giác hơn trước.

Thực hiện khai báo y tế với người đi từ vùng dịch về từ ngày 14-1

Chỉ đạo tại cuộc họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của thành phố Hà Nội, nhanh chóng kết nối với 30 quận, huyện, thị xã để truy vết, xác định các trường hợp liên quan đến các ca bệnh. Đồng chí Vương Đình Huệ cho biết, các ổ dịch phát sinh tại Hải Dương, Quảng Ninh nằm trong dự liệu của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, nằm trong tính toán của thành phố Hà Nội. Vì vậy, tinh thần phòng, chống dịch của thành phố là cần chủ động phản ứng nhanh nhưng không quá hoang mang, lo lắng. Thành phố vẫn bảo đảm thực hiện "nhiệm vụ kép": Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phải lấy lại đà tăng trưởng cho phát triển kinh tế, xã hội.

"Đến nay, chúng ta đã vượt qua 3 đợt dịch, đây là thử thách đầu tiên của năm 2021 nhưng cũng là đợt dịch thứ tư. Chúng ta đã có kinh nghiệm trong phòng, chống dịch nên hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ kiểm soát được đợt dịch này", đồng chí Vương Đình Huệ nói.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Viết Thành

Đồng chí Vương Đình Huệ cũng nhận định, chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh, số lượng trường hợp dương tính trong 1 ngày rất cao. Vì thế, thành phố cần hành động nhanh hơn, nhạy bén hơn, quyết liệt hơn, quyết đoán hơn. Thành phố cần kích hoạt công tác phòng, chống dịch của các cấp chính quyền ở mức độ cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức phải giãn cách xã hội; bảo vệ thành công việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng như các hoạt động vui xuân, đón Tết của nhân dân.

Từ nhận định này, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị cần quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TTg về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ, bám sát chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố; thực hiện phòng, chống dịch theo tinh thần "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ, con người tại chỗ, chữa trị tại chỗ). Ngoài ra, các địa phương cần kích hoạt lại ngay các tổ giám sát cộng đồng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc nhập cảnh tại các cửa khẩu; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc truy vết, dập dịch; tăng cường tuyên truyền tới người dân việc thực hiện phòng, chống dịch theo thông điệp "5K" (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Khai báo y tế - Không tụ tập); công khai, minh bạch, chia sẻ thông tin để người dân tự đề phòng. Sở Công Thương cần tăng cường việc trao đổi hàng hóa giữa các đơn vị.

"Các hoạt động vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, không để đình trệ vì chúng ta đã quen với việc phòng, chống dịch rồi. Thành phố quyết tâm chiến thắng dịch thêm một lần nữa để bảo vệ bình yên cho Thủ đô", Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nói.

Đặt mức cảnh báo cao hơn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, để bảo đảm tốt công tác phòng, chống dịch và để nhân dân đón Tết an toàn, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị đặt mức cảnh báo cao hơn so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và thành phố; chủ động và sẵn sàng trước mọi tình huống; cập nhật thông tin liên tục; chủ động giám sát; lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp đi từ Chí Linh (Hải Dương) về từ ngày 14-1.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Viết Thành

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Viết Thành

"Phải thực hiện đúng chỉ đạo của Bí thư Thành ủy là trong 3 ngày phải rà soát, lấy mẫu tất cả các trường hợp liên quan đến các ca bệnh và 2 ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh", Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu rõ. 

Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành liên quan đến các ổ dịch, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế Hà Nội liên lạc thường xuyên với Sở Y tế hai tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và các cơ sở y tế địa phương để có phản ứng kịp thời trong công tác phòng, chống dịch. Ngoài ra, Sở Giao thông - Vận tải yêu cầu các nhà xe thực hiện kiểm soát danh tính của các hành khách nhằm sẵn sàng phục vụ công tác truy vết khi cần thiết...

Thông báo khẩn liên quan 31 địa điểm ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh

Tối 28-1, Bộ Y tế đã phát đi thông báo khẩn tìm người liên quan đến 31 địa điểm gồm đám cưới, chợ, nhà thuốc, bệnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Lân ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN