Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân

Sự kiện: Tin Hà Nội

Khi con đường tiền tỷ ở đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (Hai BàTrưng, Hà Nội) thi công khiến cấu trúc nhà của nhiều hộ dân thay đổi. Họ không có đường vào nhà, lối vào như một cái hầm.

Dự án đường Vành đai 1 (Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái) có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005, với tổng mức đầu tư dự kiến là 383 tỷ đồng.

Đến tháng 9/2014, dự án được điều chỉnh tăng mức đầu tư đã lên tới 1.139 tỷ đồng. Để thực hiện dự án này, quận Hai Bà Trưng phải thu hồi 41.240 m2 đất tại 4 phường Đông Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, liên quan tới 670 hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng.

Đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái hoàn thành một bên vỉa hè rộng khoảng 6m. Nhiều người dân cho biết đã mong chờ tuyến đường này từ 10 năm nay.

Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân - 1

Mái nhà gần ngang với mặt đường. Ảnh: Ngọc Thi

Được biết, dự án được xây dựng với kỳ vọng sẽ thay thế cho đoạn đường rộng chưa đầy 10 m, thường xuyên xảy ra ùn tắc từ ngã tư Trần Khát Chân - Lò Đúc lên đê Nguyễn Khoái. Bên cạnh đó, tuyến đường sẽ tạo ra vẻ đẹp mới cho Thủ Đô Hà Nội.

Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân - 2

Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân - 3

Lối vào nhà như một cái hầm. Ảnh: Ngọc Thi

Tuy nhiên, khi tuyến đường xây dựng sắp hoàn thành đã tạo ra một diện mạo hoàn toàn khác. Sau khi thông đường một số hộ dân có mặt tiền với con đường này bất ngờ rơi vào cảnh nhà bỗng dưng biến thành hầm giữa Thủ đô.

Nền nhà bỗng dưng bị thấp hơn so với mặt đường đến cả mét. Rơi vào cảnh dở khóc dở cười, thậm chí nhà có mái ngang gần ngang với mặt đường.

Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân - 4

Xếp từng bao đất làm bậc thang đề đi vào nhà. Ảnh: Ngọc Thi

Lối vào nhà khó khăn, nhiều người già, trẻ nhỏ không dám đi ra khỏi nhà. Bà Đặng Thị Ngọ, 87 tuổi, số nhà số 37 phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng cho biết: “Trước chưa làm đường tôi còn đi ra mua đồ ăn sáng, mua đồ linh tinh được. Từ khi làm đường tôi không dám ra ngoài vì sợ ngã. Giờ muốn mua gì thì nhờ các cháu với con dâu mua hộ thôi”.

Lối vào nhà đột nhiên biến thành đường hầm nên nhiều người không không thể mang xe máy vào nhà. Họ khắc phục bằng cách gửi xe ở nhà dân gần đó. Trung bình mỗi xe máy 200 nghìn đồng/ tháng.

Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân - 5

Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân - 6

Những lối đi được người dân thiết kế, nguy hiểm cho người già, trẻ nhỏ. Ảnh: Ngọc Thi

Bà Ngọ cho biết thêm: “Nhà tôi còn có một chiếc xe máy không kịp di chuyển nên giờ cứ để đấy. Nhà có 5 chiếc xe máy, gửi một tháng tốn đến triệu bạc, đã thế lại còn bất tiện”.

Theo người dân nơi đây, khi đường xây xong họ cũng phản ánh về thực trạng để có đường vào nhà. Nhưng chỉ có những ngõ nào có 5 hộ thì mới được xây dựng, ít hơn thì người dân phải tự khắc phục.

Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân - 7

Bà Đặng Thị Ngọ không dám đi những lên những bậc thang được xếp bằng gạch. Ảnh Ngọc Thi

Nhà thấp hơn mặt đường hơn 1m, sự việc xảy ra như thế này giờ cũng chẳng biết kêu ai bởi đường cao , chặn lối đi và gây đảo lộn cuộc sống của cả gia đình. Để ra, vào nhà họ đã phải sử dụng một lối đi khác rất hẹp và buộc phải leo trèo lên những bậc thang bằng bao cát, bằng gạch tự xếp, rất nguy hiểm.

Bà Vũ Kim Hoa, người dân sống tại đây cũng cho hay: “Nhà cửa lối ra lối vào gồ ghề, trẻ con đi lại bất tiện lắm. Chúng tôi cứ phải trông chừng mãi. Sợ chúng ra chạy nhảy ngã lắm. Trước đi về buổi tối tôi còn bị ngã, giờ chân vẫn còn đau”.

Hà Nội: Đường nghìn tỷ làm xong bịt lối vào nhà dân - 8

Lối đi trước kia bị khóa lại bởi mặt đường che phủ. Ảnh: Ngọc Thi

Theo phản ánh của người dân, mặt đường quá cao so với nhà của họ hiện tại. Tương lai xây dựng sửa chữa thì cũng rất khó khăn để nâng mặt nhà ngang với mặt phố.

Theo quan sát của PV Báo Gia đình & Xã hội, ở những điểm tập trung đông dân cư đã được xây đường đẹp đẽ để vào nhà. Ứơc tính có khoảng gần chục hộ chịu cảnh đường vào như một cái hầm.

Từ ngày con đường hoàn thành, bà Đặng Thị Ngọ, số nhà 37, (Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội) không dám ra khỏi nhà. Video: Ngọc Thi

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Thi (Báo Gia đình & Xã hội)
Tin Hà Nội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN