Hà Nội được phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy cao gấp đôi cả nước

Sự kiện: Tin ngắn
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sáng 28/6, Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, trong đó có quy định biện pháp đặc thù đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Điều 33 của luật nêu HĐND thành phố được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trong trường hợp thật cần thiết, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt.

Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm; chưa được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy; thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy được thẩm duyệt, cũng có thể bị cắt điện nước.

UBND các cấp tại Hà Nội có thể yêu cầu ngừng cấp điện, nước với cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công trình phải phá dỡ đã có quyết định di dời khẩn cấp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ và bổ sung trường hợp áp dụng biện pháp này để khắc phục vi phạm phòng, chống cháy, nổ tại Hà Nội thời gian qua.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bấm nút thông qua Luật tại Quốc hội. Ảnh: Hoàng Phong

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bấm nút thông qua Luật tại Quốc hội. Ảnh: Hoàng Phong

Tại Điều 40, Luật cho phép HĐND Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trong lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, thoát nước, xử lý nước thải với quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu không thấp hơn 200 tỷ đồng. Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Ngoài ra, Luật cho phép HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng); quyết định việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập.

UBND Thành phố quyết định đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD, quyết định đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thành phần, quyết định đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trong khu vực TOD, Thành phố được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng; tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD. Tiền thu được để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Luật Thủ đô sửa đổi có 7 chương, 53 điều, hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Nguồn: [Link nguồn]

Chủ tịch các tỉnh thành phải yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện giải pháp PCCC, sau 30/3/2025 không làm sẽ bị dừng hoạt động, theo công điện của Thủ tướng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Hà ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN