Hà Nội cho các phương tiện vận tải đi qua Thường Tín, Mê Linh… không dừng lại
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý cho phép các phương tiện vận tải được đi trên đường liên tỉnh, quốc lộ nhưng không dừng trên địa bàn huyện Mê Linh, Thường Tín - nơi có nguy cơ cao về dịch Covid-19, vẫn đang thực hiện cách ly xã hội.
Lực lượng chức năng lập chốt cách ly tại xóm Bàng, thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội).
Chiều 24/4, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Vũ Hà - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, sau khi Hà Nội được đưa xuống nhóm có nguy cơ, gỡ bỏ cách ly xã hội, đêm 22/4, Sở đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) triển khai mở lại hoạt động giao thông.
Tuy nhiên, ông Hà cũng nêu khó khăn cho các phương tiện vận tải khi đi qua địa bàn hai huyện còn nguy cơ cao về dịch, đó là huyện Thường Tín và Mê Linh.
Theo ông Hà, đối với tuyến vận tải liên tỉnh, theo văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT, đã cho phép hoạt động 30%. Đối với tuyến vận tải nội tỉnh như xe buýt, taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ, Sở Giao thông Vận tải cho triển khai hoạt động với quy mô 20-30%.
Trong hai ngày vừa qua, đã có khó khăn phát sinh, đó là ở địa bàn hai huyện Mê Linh, Thường Tín, những nơi còn được xếp ở nhóm nguy cơ cao, vẫn phải cách ly xã hội nên hạn chế hoạt hoạt động giao thông.
Ông Hà kiến nghị Ban chỉ đạo cho phép các phương tiện đi qua (không dừng lại) đoạn Quốc lộ 1 và Pháp Vân Cầu Rẽ trên địa bàn 2 huyện có ổ dịch Mê Linh và Thường Tín.
Ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, đối với hai huyện Thường Tín, Mê Linh, những nơi có nguy cơ cao về dịch bệnh, hiện vẫn đang phải thực hiện theo chỉ thị 16 của Thủ tướng, trong đó vẫn phải cách ly xã hội.
Trước đề xuất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, ông Quý đã cho phép các phương tiện vận tải qua lại trên các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ trên địa bàn hai huyện này, nhưng vẫn phải kiểm soát về phòng, chống dịch theo quy định.
Trong cuộc họp, ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh các Sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn thực hiện giải pháp theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo 164. Trong đó, xử lý ổ dịch, tăng cường phát hiện, xét nghiệm, cách ly và dập dịch. Tuyên truyền nhân dân rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, giãn khoảng cách tại nơi công cộng; không ra ngoài khi không cần thiết; người có biểu hiện sốt, ho, khó thở không nên đến công sở, trường học, nơi công cộng và liên hệ cơ sở y tế để được hướng dẫnkhám, chữa bệnh… Dừng tổ chức các sự kiện văn hóa ở nơi công cộng, các sự kiện tôn giáo. Tạo điều kiện lưu thông hàng hóa nhưng phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Ông Quý đề nghị tiếp tục dừng hoạt động một số ngành như: du lịch, vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, các cơ sở kinh doanh quán bar, karaoke, Internet, massage…Khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức làm việc trực tuyến. |
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Ngày 22/4, sau 6 lần xét nghiệm âm tính, bệnh nhân 137 được lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 7, đồng thời được cho xuất...
Nguồn: [Link nguồn]