Hà Nội chính thức có đường Trịnh Công Sơn

Sự kiện: Trịnh Công Sơn

Tên của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn được dùng để đặt cho con đường dài 900m tại quận Tây Hồ (Hà Nội).

Chiều 6.7, các đại biểu Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2015.

Theo nghị quyết, có 19 đường, phố đặt tên mới, trong đó 9 đường, phố mang tên địa danh; 4 đường, phố mang tên di tích lịch sử; 6 đường, phố mang tên danh nhân; 3 phố điều chỉnh kéo dài.

Trong số này có đường mang tên Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ sinh năm 1939, mất năm 2001, được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến (ước chừng khoảng 600 tác phẩm).

Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, song thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên. Tên ông được đặt cho đoạn từ ngã ba ngõ 612 Lạc Long Quân đến giao với dốc ngã ba đê Âu Cơ cạnh Trường THPT Phan Chu Trinh (quận Tây Hồ), dài 900m, rộng 9,5-12,5m.

Hà Nội chính thức có đường Trịnh Công Sơn - 1

Tên của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn (bên trái) được dùng để đặt cho con đường tại quận Tây Hồ (Hà Nội).

Các đường phố còn lại được đặt tên mới như:

Phố Hoàng Liên là đoạn từ ngã ba giao cắt đường đê Liên Mạc đến ngã ba đường đối diện nghĩa trang thôn Hoàng Liên; dài 520m; rộng 7m.

Đường Sùng Khang là đoạn từ ngã ba giao cắt đường Tây Tựu, Kỳ Vũ đến ngã tư giao cắt đường Yên Nội, phường Thượng Cát, Liên Mạc; dài 1.400m; rộng 7-10,5m.

Phố Châu Đài là đoạn từ ngã ba dốc Đình giao cắt chân đê đường Thượng Cát đến ngã tư cầu Vò cạnh đền Châu Đài (đền Thượng Cát); dài 600m; rộng 5-7m.

Phố Trung Tựu là đoạn từ ngã ba đường Phú Diễn Liên Mạc đến đường Tây Tựu; dài 1.300m; rộng 7m.

Phố Đăm là đoạn từ ngã ba giao cắt đường Tây Tựu đến đình Đăm; dài 350m; rộng 5,5-7m.

Phố Thanh Lâm là đoạn từ đường QL32 đến ngã ba giao cắt đường số 4 khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm; dài 605m; rộng 15m.

Phố Mạc Thái Tổ là đoạn đường từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kính; dài 900m; rộng 60m.

Phố Mạc Thái Tông là đoạn đường từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng (đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia) đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kính, tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm; dài 840m; rộng 17m.

Phố Phạm Văn Bạch là đoạn đường từ ngã tư giao cắt phố Trung Kính, Dương Đình Nghệ đến bùng binh nối các phố Tôn Thất Thuyết, Trần Thái Tông cạnh Cung Trí thức thành phố; dài 500m; rộng 40m.

Phố Đại Linh là đoạn từ ngã tư giao cắt phố Cương Kiên và Trung Văn đến ngã ba giao cắt phố Sa Đôi; dài 1.500m; rộng 7m.

Phố Do Nha là đoạn từ ngã tư giao cắt phố Miêu Nha tại cổng làng Miêu Nha đến trường Tiểu học Tây Mỗ, phân hiệu 2; dài 600m; rộng 5-7m.

Phố Nguyễn Hoàng là đoạn từ ngã tư giao cắt đường Phạm Hùng cạnh bến xe Mỹ Đình đến ngã tư đường Lê Đức Thọ, phố Hàm Nghi; dài 2.200m; rộng 40m.

Đường Bắc Hồng là đoạn từ cầu Đò So bắc qua sông Cà Lồ đến ngã ba giao cắt đường đi thôn Thượng Phúc và Quan Am, xã Bắc Hồng; dài 2.120m; rộng 10,5m.

Đường Vân Nội là đoạn từ ngã ba giao cắt phố Vân Trì đến đường rẽ đi thôn Mỹ Nội, xã Bắc Hồng; dài 900m; rộng 10,5m.

Đường Gia Lương là đoạn từ cuối đường Dục Nội đến ngã ba giao cắt đường đi vào thôn Thư Cưu xã Cổ Loa; dài: 1.560m; rộng 10,5m.

Phố Nguyễn Đình Thi là đoạn từ ngã ba giao cắt đường Thanh Niên cạnh vườn hoa Lý Tự Trọng đến ngã ba giao cắt phố Trích Sài; dài 2.230m; rộng 7,5-9,5m.

Phố Yên Lộ là đoạn từ ngã ba giao cắt với tuyến đường tiếp nối phố Tố Hữu vào tổ dân phố 10, 11, 12, 13 phường Yên Nghĩa đến ngã ba giao cắt với lối lên đê Yên Nghĩa; dài 1.000m; rộng 8m.

Đường Phúc Lợi là đoạn cuối phố Lưu Khánh Đàm đến ngã ba giao cắt quốc lộ 1B giáp chân cầu Phù Đổng; dài 3.836m; rộng 21m.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Trịnh Công Sơn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN