Hà Nội bị "bủa vây" bởi sương mù dày đặc từ sáng đến đêm

Sự kiện: Tin ngắn

Trưa ngày 27/12, toàn bộ khu vực thủ đô chìm trong màn sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, người dân di chuyển khó khi tham gia giao thông, nhiều nhà cao tầng “mất hút” trong sương. Theo các chuyên gia, tình trạng này xuất hiện cả ngày lẫn đêm.

Ghi nhận lúc 11h trưa ngày 27/11 tại khu vực cầu Nhật Tân, nhiệt độ ngoài trời lúc này khoảng 20 độ C, sương mù bao phủ dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế.

Ghi nhận lúc 11h trưa ngày 27/11 tại khu vực cầu Nhật Tân, nhiệt độ ngoài trời lúc này khoảng 20 độ C, sương mù bao phủ dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế.

Nhiều mái nhà của người dân tại khu vực quận Hà Đông "chìm nghỉm" giữa làn sương mù.

Nhiều mái nhà của người dân tại khu vực quận Hà Đông "chìm nghỉm" giữa làn sương mù.

Đường Phùng Hưng (Hà Đông), một số phương tiện phải bật đèn xe để di chuyển do tầm nhìn bị hạn chế.

Đường Phùng Hưng (Hà Đông), một số phương tiện phải bật đèn xe để di chuyển do tầm nhìn bị hạn chế.

Đoạn sông Hồng chảy qua quận Tây Hồ.

Đoạn sông Hồng chảy qua quận Tây Hồ.

Hình ảnh cầu Nhật Tận gần như “mất hút” trong làn sương mù dày đặc.

Hình ảnh cầu Nhật Tận gần như “mất hút” trong làn sương mù dày đặc.

Nhiều người đi đường mặc cả quần áo mưa để tránh bị ướt quần áo, do nhiều thời điểm có mưa phùn.

Nhiều người đi đường mặc cả quần áo mưa để tránh bị ướt quần áo, do nhiều thời điểm có mưa phùn.

Tại các trạm quan trắc môi trường của Hà Nội, chỉ số AQI từ 154 - 174 - mức báo động đỏ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. (Số liệu đo lúc 12h trưa của cổng thông tin quan trắc môi trường UBND TP. Hà Nội).

Tại các trạm quan trắc môi trường của Hà Nội, chỉ số AQI từ 154 - 174 - mức báo động đỏ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. (Số liệu đo lúc 12h trưa của cổng thông tin quan trắc môi trường UBND TP. Hà Nội).

Những người phải di chuyển với quãng đường dài còn bọc giày dép vào trong túi bóng để tránh bụi bẩn và ướt.

Những người phải di chuyển với quãng đường dài còn bọc giày dép vào trong túi bóng để tránh bụi bẩn và ướt.

Tại khu vực Hồ Tây.

Tại khu vực Hồ Tây.

Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng sương mù kéo dài thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của người dân, bởi độ ẩm cao khoảng 70-85% gây nồm, ẩm ướt kéo dài.

Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng sương mù kéo dài thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của người dân, bởi độ ẩm cao khoảng 70-85% gây nồm, ẩm ướt kéo dài.

Thời tiết sương mù dày đặc cũng như độ ẩm không khí cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.

Thời tiết sương mù dày đặc cũng như độ ẩm không khí cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.

Trước đó vào tối ngày 26/12, nhiều khu vực tại Hà Nội cũng xuất hiện tình trạng sương mù dày đặc.

Trước đó vào tối ngày 26/12, nhiều khu vực tại Hà Nội cũng xuất hiện tình trạng sương mù dày đặc.

Nhiều người dân cho biết, việc chất lượng không khí ô nhiễm đi kèm sương mù khiến nhiều người khó thở và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Nhiều người dân cho biết, việc chất lượng không khí ô nhiễm đi kèm sương mù khiến nhiều người khó thở và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Miền Bắc sắp rét đậm, Hà Nội có sương mù

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TW, Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, nhiệt độ thấp nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Hưng - Lê Minh ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN