Gửi xe ở đâu tránh bị chặt chém khi chơi Tết tại trung tâm TP HCM?
16 vị trí ngoài trời và 12 điểm ở tầng hầm các cao ốc, trung tâm thương mại phục vụ người dân gửi xe khi vui chơi, tham quan Đường Hoa, Đường Sách và Hội Hoa Xuân Tết Canh Tý 2020 tại trung tâm TP HCM.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM vừa công bố danh mục các vị trí phục vụ giữ xe đúng giá cho người dân tham quan Đường Hoa, Đường Sách, Hội Hoa Xuân Tết Canh tý 2020.
Tại đường Nguyễn Huệ, ngoài những khu vực giữ xe hằng ngày, xung quanh sẽ có 6 vị trí giữ xe được tăng cường, gồm: vỉa hè vách Bảo tàng Thành phố trên đường Pasteur (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Lý Tự Trọng và kéo dài đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa); vỉa hè vách Cục Hải Quan (cũ) đường Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng trước số 2 Hàm Nghi.
Tiếp đó là khu vực vỉa hè công trình xây dựng Khách sạn Majestic trên đường Nguyễn Huệ (đoạn từ Tôn Đức Thắng đến vách tòa nhà Vinatex); vỉa hè đường Pasteur trước Chùa Ấn Giáo - số 66 Tôn Thất Thiệp; vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng và Pasteur, vách Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng; vỉa hè đường Hải Triều và Hàm Nghi (trước số 30-32 Hàm Nghi).
Các điểm giữ xe này hoạt động 7 giờ đến 24 giờ hằng ngày, từ 22 đến hết 28-1 (28 tháng Chạp đến Mùng 4 Tết). Mức giá giữ xe đạp là 2.000 đồng/lượt, xe máy 6.000 đồng (trước 18 giờ), sau 18 giờ là 9.000 đồng/lượt.
Xung quanh Công viên Tao Đàn có 11 vị trí, ngoài 8 điểm giữ xe hằng ngày sẽ có thêm 2 điểm tăng cường gồm: lề đường Nguyễn Thị Minh Khai từ đường Huyền Trân Công Chúa đến Trương Định, từ số nhà 57 đến đường Cách Mạng Tháng Tám và trong Công viên Tao Đàn.
Điểm giữ xe trong Công viên Tao Đàn tổ chức dịp Tết Nguyên đán 2019
Ngoài những điểm giữ xe ngoài trời như trên, Sở GTVT TP HCM còn gợi ý 12 toà nhà có hầm giữ xe máy và ôtô trong bán kính 500 m từ đường Nguyễn Huệ, gồm: tòa nhà Kumho (39 Lê Duẩn); trung tâm thương mại (TTTM) Vincom (70 Lê Thánh Tôn); TTTM Eden; Toà nhà Times Square (22-36 Nguyễn Huệ; 57-69 Đồng Khởi).
Kế đến là các toà nhà Vietcombank (5 Công trường Mê Linh); tòa nhà Bitexco (45 Ngô Đức Kế); tòa nhà Le Meridien Saigon (3C Tôn Đức Thắng); tòa nhà Sài Gòn Center; Takashiyama (65 Lê Lợi); tòa nhà Techcombank (1-1A-2 Tôn Đức Thắng); tòa nhà Tổng Công ty Điện lực TP HCM (Green Power, 35 Tôn Đức Thắng); tòa nhà TNR Tower (180-182 Nguyễn Công Trứ); tòa nhà Sunwah (115 Nguyễn Huệ).
Sơ đồ vị trí một số điểm trông giữ xe tại khu vực trung tâm TP HCM. Ảnh: Sở GTVT TP HCM.
Sở GTVT TPHCM đã giao Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ phối hợp với chính quyền quận 1, 3 và các đơn vị liên quan thực hiện phương án bố trí bãi giữ xe được chấp thuận, bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông, bố trí rào chắn, công khai giá giữ xe, số điện thoại đường dây nóng...
Số điện thoại tiếp nhận các thông tin về sự cố hạ tầng, an toàn giao thông cũng được công bố là: 0388.247.247, do Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn là đầu mối tiếp nhận (cuộc gọi thoại, tin nhắn SMS, Viber, Zalo).
Tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ công: 1022. Ngoài ra còn số điện thoại: 028.3830.0701; 0913.880.906, do bộ phận trực ban Thanh tra Sở GTVT và Thanh tra viên Đội Tham mưu - Tổng hợp là đầu mối tiếp nhận.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ, phản ánh đến qua các số điện thoại của UBND quận 1 là (028) 3827 9446 và quận 3 là (028) 3932 6868.
Nguồn: [Link nguồn]
Trái với không khí rộn ràng trang trí cây xanh, hoa, tiểu cảnh, chiếu sáng thời điểm này những năm trước, năm nay, nhiều...