GS Trần Ngọc Thêm: Ông Nguyễn Đức Tồn đạo cả văn của tôi!
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm tiết lộ công trình nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn từng đưa đi xét dự Giải thưởng Hồ Chí Minh có nội dung đạo trong sách của ông đã xuất bản trước đó. "Không có lẽ ở ông Tồn, việc đạo văn đã trở thành một căn bệnh khó chữa đến thế?” – GS Trần Ngọc Thêm đặt câu hỏi.
Dự xét Giải thưởng nhưng bị bác
Như Dân Việt đã thông tin, cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác) dù có nghi vấn đạo văn của học trò, nhưng vẫn được ông Nguyễn Đức Tồn nộp trong hồ sơ đề nghị phong chức danh Giáo sư. Năm 2006, ông Nguyễn Đức Tồn đã được phong hàm Giáo sư sau 2 lần bị bác.
Trong quá trình tìm hiểu về nghi vấn đạo văn của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn, PV được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho biết ông Tồn cũng đã từng trình công trình bị nghi đạo văn trong hồ sơ dự Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Công trình bị nghi đạo văn sau đó đã được tác giả mở rộng và đưa đi dự xét Giải thưởng Hồ Chí Minh
Cụ thể, cuốn sách kể trên đã được tác giả mở rộng, bổ sung thành cuốn “Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” và đưa đăng ký Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng Hội đồng cơ sở ở giai đoạn đó đã bác.
Trao đổi với Dân Việt, PGS.TS Phạm Văn Tình – Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết: “Tôi được biết, năm 2015, ông Nguyễn Đức Tồn cũng có trình một số công trình, trong đó có công trình bị nghi đạo văn dự Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng Hội đồng cơ sở đã bác.
Theo tôi, một khi đã vi phạm việc đạo văn, xét ở góc độ người nghiên cứu khoa học đã không xứng đáng rồi. Một sinh viên làm luận văn vi phạm chắc chắn bị đánh trượt, một người làm luận án Tiến sĩ cũng chắc chắn bị đánh trượt, tước bằng. Còn với học hàm học vị cao như Giáo sư càng không ai thừa nhận”.
Còn PGS.TS Phạm Văn Hảo - UVBCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống cũng biết chuyện ông Nguyễn Đức Tồn đem công trình nghiên cứu “có ý kiến lùm xùm” đi dự xét Giải thưởng Hồ Chí Minh.
“Tôi có biết chuyện này. Tôi lấy làm lạ vì ông Tồn hành động như vậy. Có lẽ đây là cách thể hiện thái độ gì đó hơn là cách xin làm ứng viên xét giải bình thường. Nhiều người trong ngành đều có ý kiến giống tôi” – PGS.TS Hảo cho biết.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm – một trong những người phản biện ở Hội đồng cơ sở khi công trình kể trên dự xét Giải thưởng Hồ Chí Minh nhớ lại: “Kết quả cuối cùng của mọi Hội đồng thường do việc bỏ phiếu kín quyết định.
Công trình của ông Tồn không được Hội đồng cơ sở (họp vào đầu năm 2016) thông qua là do không đáp ứng được những tiêu chuẩn mà giải thưởng yêu cầu, do vậy không hội đủ số phiếu cần thiết. Trong quá trình thảo luận, mối quan hệ giữa cuốn sách này với những công trình của nghiên cứu sinh, sinh viên cũng có được bàn đến”.
Đạo cả sách của người phản biện?
GS Trần Ngọc Thêm cũng tiết lộ thêm thông tin “sốc” khi cuốn sách này có những phần được cho là đã chép từ một cuốn sách của chính GS Thêm.
Theo GS Trần Ngọc Thêm, nội dung cuốn sách mở rộng có phần "chép" từ sách đã xuất bản của ông. Ảnh Lê Minh/TTXVN.
“Tôi đã rất bất ngờ khi thấy trong cuốn sách này, phần viết về khái niệm văn hóa, ông đã chép từ cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của tôi (in lần đầu năm 1996; tái bản có bổ sung vào các năm 1997, 2001; in lại vào các năm 2004, 2006; ông Tồn có lẽ đã dùng bản in năm 1997 mà trong danh mục tài liệu tham khảo, ông ghi sai thành 1998). Việc đạo văn này đã được ông Tồn thực hiện có thể nói là vừa tinh vi vừa trắng trợn”.
Theo GS Thêm, gọi là “trắng trợn” vì trong 3 trang 32-34 sách “Đặc trưng văn hóa - dân tộc...” của mình (bản in năm 2010 do NXB Từ điển Bách khoa thực hiện), ông Tồn đã chép (có rút gọn một chút) quan niệm về bốn đặc trưng của văn hóa (là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, và tính lịch sử) từ sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của GS Trần Ngọc Thêm (ở bản in năm 2001 và các năm sau, chúng nằm ở 4 trang 21-24) và trình bày như những sáng tạo của mình.
Cụ thể, ông Tồn đã mở đầu mục 1.2 “Đặc trưng của văn hóa” (tr. 32 sách “Đặc trưng văn hóa - dân tộc...”) bằng câu “Dựa vào nội dung định nghĩa văn hóa nêu trên, có thể nhận thấy một số đặc trưng cơ bản sau đây của văn hóa”.
“Còn nói tinh vi là vì, tuy bốn đặc trưng của văn hóa ông không dẫn nguồn, nhưng trong khi trình bày đặc trưng thứ nhất là tính hệ thống ông lại dẫn chúng tôi với tư cách là tác giả của cấu trúc “văn hóa nhận thức - văn hóa tổ chức - văn hóa ứng xử” với các tiểu hệ và vi hệ của nó (tr. 32-33 sách “Đặc trưng văn hóa - dân tộc...”). Cách trình bày này gây nên ấn tượng về sự mập mờ, thiếu minh bạch” – GS Trần Ngọc Thêm cho biết.
"Không có lẽ ở ông Tồn, việc đạo văn đã trở thành một căn bệnh khó chữa đến thế?" - GS Trần Ngọc Thêm đặt câu hỏi. Ảnh minh họa/VNN
GS Trần Ngọc Thêm cung cấp thêm thông tin, ông Tồn còn “đạo” cả định nghĩa văn hóa của Tổng giám đốc UNESCO mà tôi dẫn ra trong sách của mình.
Ở trang 20, bản in năm 2001 và các năm sau của GS Trần Ngọc Thêm viết: “Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise” [Tạp chí “Người đưa tin UNESCO”, số 11-1989, tr. 5]. Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của văn hóa học. Trong các công trình nghiên cứu, ngay cả với một cách hiểu cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau”.
Còn ở trang 25 sách “Đặc trưng văn hóa - dân tộc...” (bản in năm 2010) của ông Tồn có viết: “Chuyên khảo này sẽ chủ yếu chỉ quan tâm đến nghĩa thứ nhất nói trên của từ văn hóa, nghĩa là văn hóa với tư cách một hiện tượng bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống, lao động... Chính với cách hiểu này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của bộ môn khoa học về văn hóa và có rất nhiều định nghĩa khác nhau”.
“Tôi hiểu ra rằng ông Tồn đã phụ lòng của cả Hội đồng CDGS Ngành năm 2009, khi nghĩ là ông Tồn đã rút được bài học sâu sắc và sẽ không bao giờ tái phạm. Không có lẽ ở ông Tồn, việc đạo văn đã trở thành một căn bệnh khó chữa đến thế?” – GS Trần Ngọc Thêm đặt câu hỏi.
TS Nguyễn Thúy Khanh (từng là nghiên cứu sinh do GS Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn – PV) cho rằng, nghi vấn Giáo sư Nguyễn Đức...