Giữ nguyên đề nghị án tử hình đối với Trương Mỹ Lan

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Ngày 25/11, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác ở giai đoạn 1 có kháng cáo của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tại phiên tòa phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 1.

Đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tại phiên tòa phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 1.

Tại phiên phúc thẩm, Tòa ghi nhận sự chuyển biến trong nhận thức của bị cáo Trương Mỹ Lan thành khẩn khai báo, không kêu oan, tìm mọi cách để huy động người nhà, đối tác khắc phục hậu quả và có đơn chủ động thi hành án… Tuy nhiên, theo đại diện VKS, hậu quả của vụ án là đặc biệt lớn, chưa từng có từ trước đến nay. 

Do vậy, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm luận tội, đề nghị HĐXX giữ nguyên mức án như đã đề nghị: từ 16 -18 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ” và tử hình về tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp là tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đại diện VKS bảo lưu quan điểm, giữ nguyên mức án tử hình.

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đại diện VKS bảo lưu quan điểm, giữ nguyên mức án tử hình.

Về yêu cầu của luật sư cho rằng, bị cáo Trương Mỹ Lan thực hiện một hành vi xuyên suốt nhưng tách ra thành hai tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Tham ô tài sản là bất lợi cho bị cáo. Đại diện VKSND Cấp cao căn cứ vào hồ sơ và kết quả thẩm vấn công khai, nhận thấy bị cáo Lan là người sở hữu gần như tuyệt đối cổ phần của SCB, chi phối mọi hoạt động của ngân hàng. Từ năm 2012 đến 2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo, các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bị cáo Lan là phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm.

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm.

Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bị cáo Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của Ngân hàng SCB 545.000 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng, gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Do vậy, hành vi của của bị cáo Lan phạm tội “Tham ô tài sản” hoàn toàn có căn cứ. Đối với các tình tiết giảm nhẹ mới của Trương Mỹ Lan, theo đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, các tình tiết trên chưa đáp ứng đủ điều kiện để giảm án tử hình theo quy định tại điều 40 Bộ luật Hình sự, do vậy không có căn cứ để giảm mức hình phạt về tội “Tham ô tài sản” cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Đại diện VKSND cho rằng để có cơ sở xem xét giảm nhẹ hình phạt tử hình, bị cáo Trương Mỹ Lan cần nộp lại 3/4 số tài sản đã chiếm đoạt

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bùi Thanh ([Tên nguồn])
Vụ án Vạn Thịnh Phát Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN