Giấy chứng sinh năm 1939 của 1 người Việt ở quần đảo Hoàng Sa

Sự kiện: Thời sự

Giấy chứng sinh của em bé Mai Kim Quy sinh ngày 07-12-1939 trên đảo Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đến nay vẫn còn được lưu giữ.

Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn của bao thế hệ người Việt.

Từ lâu đời Việt Nam là đất nước gắn liền với biển. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai quần đảo xa bờ có tầm quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước.

Qua nhiều nguồn tư liệu, bản đồ đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc về Việt Nam. Trong sử liệu Châu bản triều Nguyễn có viết : “Xứ Hoàng Sa là thuộc hải cương nước ta, hằng năm có lệ phái binh thuyền ra khảo sát để quen đường biển”.

Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng về lịch sử cũng như thực tiễn pháp lý để minh chứng sự thật chủ quyền thiêng liêng trên vùng hải cương này.

Giấy chứng sinh của em bé Mai Kim Quy. Ảnh: NTBHS.

Giấy chứng sinh của em bé Mai Kim Quy. Ảnh: NTBHS.

Sinh tử trên quần đảo Hoàng Sa được thể hiện một cách chân thực trên Giấy chứng sinh của em bé đầu tiên ra đời trên đảo và trích lục khai tử của binh lính hải quân. Đó là những tư liệu sinh động khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Giấy chứng sinh của em bé Mai Kim Quy sinh ngày 07-12-1939 trên đảo Hoàng Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Mặc dù giấy chứng sinh đã ố màu nhưng những thông tin chính về một công dân Việt Nam được chính quyền sở tại xác nhận về sự ra đời vẫn còn vẹn nguyên, đầy đủ. Giấy chứng sinh này vẫn đang được lưu giữ một cách đầy trân trọng.

Thông tin trên giấy chứng sinh ghi rõ: Họ và tên em bé là Mai Kim Quy (giới tính: Nữ), con ông Mai Xuân Tập (nhân viên Khí tượng) và bà Nguyễn Thị Thắng (mẹ, làm nghề nội trợ).

Tên người làm chứng thứ nhất là Nguyễn Tăng Chuẩn (bác sỹ Đông Dương). Người làm chứng thứ hai là Đỗ Đức Mai (Giám đốc Đài Phát thanh). Người đại diện ký tên dưới giấy chứng sinh này là Chauvet (Đại diện phái đoàn ở đảo Hoàng Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc nước An Nam).

Đây là một chứng cứ cho thấy người Việt đã được sinh trên quần đảo Hoàng Sa và là cứ liệu quan trọng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Bên cạnh sự sống được hình thành trên quần đảo Hoàng Sa thì cũng có sự hy sinh, mất mát, đau thương của những người đã mãi mãi nằm lại trên mãnh đất này.

Trung sĩ Nguyễn Thành Trọng trên chiến hạm Nhật Tảo HQ.10 hi sinh ngày 19-01-1974 trong trận hải chiến Hoàng Sa.

Lúc bấy giờ, vợ của ông là bà Nguyễn Thị Lựa đang mang thai đứa con trai được 7 tháng, để tưởng nhớ đến người chồng bà đã đặt tên cho con trai là Nguyễn Hoàng Sa sinh ngày 24-3-1974.

Qua những tư liệu như thế chúng ta càng thấy rõ hơn chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trên mảnh đất thiêng liêng ấy, có sự sống được hình thành và sự hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tour du lịch ra Hoàng Sa

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hủy bỏ và chấm dứt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Na ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN