Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời

Sự kiện: Thanh Hóa

Cứ vào dịp tháng 7-8 âm lịch hàng năm, sau khi kết thúc mùa gặt, người dân ở nhiều địa phương ở Thanh Hóa lại giăng chi chít hàng rào lưới để bẫy chim trời.

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 1

Hàng rào lưới được dựng lên san sát nhau để bẫy chim trời.

Cò thật mổ cò giả

Sau khi kết thúc mùa gặt, người dân ở các huyện như Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn... (Thanh Hóa) thường giăng bẫy để bắt chim trời kiếm thêm thu nhập.

Theo tìm hiểu của PV, tại các cánh đồng trên địa bàn Thanh Hóa có rất nhiều hàng rào lưới được dựng lên. Để bắt được cò, vạc, sẻ, gà đồng, quốc, cói, diệc... người đánh bẫy dùng đủ mọi phương pháp như lưới, kẹp số 4, nhựa dính…

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 2

Dùng chim sống buộc chân để làm mồi nhử.

Bên cạnh đó, hàng trăm con chim giả bằng xốp được dựng lên giữa cánh đồng cũng như hàng chục con chim thật được buộc chân bay đi bay lại để làm mồi nhử, chim trời đang bay khi phát hiện thấy đồng loại sẽ sà xuống và bị dính nhựa hoặc bẫy kẹp số 4.

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 3

Hàng loạt con cò bằng xốp được dựng lên để bẫy chim trời.

Theo một người chuyên bẫy cò cho biết, thời gian bẫy cò từ giữa tháng 7 đến hết tháng 8 âm lịch, còn tháng 3 năm sau thì đánh cò về từ nơi khác.

“Ngày nào may mắn lắm thì đánh được 20 con rồi bán với giá cò trắng 60.000 đồng/đôi, cò sao 40.000 đồng/đôi. Có cò thì gọi điện cho khách rồi họ đến lấy. Mồi dùng để bẫy cò là những con cò đang còn sống (chim mồi) dùng bay đi bay lại trên mặt nước với cò giả. Dưới nước có kẹp, khi cò sà xuống chỉ cần đạp nhẹ vào lẫy là cò sẽ bị kẹp chân lại”.

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 4

Cò dính bẫy sẽ được gom để vào bì lưới rồi nhập cho khách.

Những người dùng lưới bẫy cò thì chủ yếu làm vào ban đêm, khi đó họ sẽ bật loa phát ra tiếng chim, cò kêu, đặt ở các góc bờ ruộng để gọi các con chim đang bay trên trời xuống sa lưới.

Đối với bẫy bằng keo dính cũng vậy, những người đánh bẫy sẽ dùng chim, cò bằng xốp đặt trên những chiếc cọc được dính keo cắm sẵn ngoài cánh đồng, khi chim đậu xuống sẽ dính lại, không bay lên được.

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 5

Chim, cò bị bẫy sẽ được bán cho các nhà hàng.

Làm thịt luôn tại chỗ

Sau khi chim, cò được đánh bẫy sẽ có các lái buôn về tận nơi lấy hàng hoặc các chủ đánh tự đưa đi các nơi để bán và nhập vào các nhà hàng.

Dọc QL1A đoạn qua địa phận huyện Tĩnh Gia, có hàng chục người mang cả lồng sắt chứa đủ các loại chim, cò bán công khai cho khách đi qua đường.

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 6

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 7

Dọc QL 1A, người dân bày bán công khai chim, cò bị đánh bẫy.

Khi PV có mặt tại đây, người bán chim, cò liên tục chào mời khách qua đường dừng lại mua, trên tay cầm hàng chục con cò đã nhổ sạch lông. Một số người khác vừa nhổ lông, vừa chọn chim cho khách. Lông chim, cò phủ trắng cả bãi đất trống. Trong lồng,  hàng chục con cò trắng bị khâu mỏ lại để chúng đỡ tấn công nhau.

Khách có nhu cầu mua loại nào thì thoải mái lựa chọn những con ưng ý nhất. Ngoài ra, những người bán chim còn làm lông sẵn cho khách và nếu khách muốn mang về ăn luôn thì họ sẽ dùng rơm để thui cho sạch hết lông.

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 8

Một người dân trên tay xách hàng chục con cò chào khách mua.

Theo một người bán chim, cò thì những con cò trắng đã làm sạch lông có giá bán 50.000 đồng/con, vạc 110.000 đồng/con, cò hương 30.000 đồng/con, chim 13.000-15.000 đồng/con...

Giăng "thiên la địa võng" tràn lan, tận diệt chim trời - 9

Chim được đưa đi bán công khai ở khắp mọi nơi.

Không chỉ dọc QL 1A, hiện tượng bán chim trời công khai còn xảy ra nhiều ở cả trung tâm TP Thanh Hóa. Hàng trăm con chim đủ các loại được bán ở các điểm dọc Đại lộ Lê Lợi. Người bán còn đi khắp các tuyến phố để rao bán chim, tuy nhiên không thấy "bóng dáng" các cơ quan chức năng xử lý tình trạng này.

Trước tình trạng tận diệt chim trời hoang dã trái phép gia tăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền đã ra văn bản chỉ đạo yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở NN&PTNT; Công an tỉnh... thành lập các tổ công tác liên ngành tuyên truyền vận động nhân dân và kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, nuôi, mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh; nhất là hành vi bẫy bắt, vận chuyển, buôn bán các loại chim bản địa, chim di cư hoang dã.

Thu gom dụng cụ, lưới bắt chim, yêu cầu các hộ sống trong và ven vùng chim di cư ký cam kết bảo vệ, không tham gia bẫy bắt, buôn bán, kinh doanh chim hoang dã, chim di cư trên địa bàn.

Phó Chủ tịch tỉnh cũng giao Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Công an và các cơ quan liên quan thường xuyên nắm bắt thông tin, tổ chức kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi trên.

Xót cảnh hàng nghìn chim trời bị xẻ thịt

Đến mùa thu hoạch lúa ở vùng quê xứ Nghệ là thời điểm chim trời bị tận diệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Nghị (Infonet.vn)
Thanh Hóa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN