Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP Đà Nẵng: Xe buýt chỉ có người bán vé và tài xế đi
Ông Nguyễn Đăng Hoàng, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng cho hay chính vì tình trạng ế ẩm của hệ thống xe buýt khiến người lao động bị nợ lương và nợ BHXH triền miên.
Ngày 14-4, tại cuộc họp báo thường kỳ do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Nguyễn Đăng Hoàng, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP Đà Nẵng đã thông tin về việc xử lý doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH.
Theo ông Hoàng, thời gian qua, trên địa bàn có Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 (đơn vị vận hành hệ thống xe buýt tại TP Đà Nẵng) và Công ty TNHH Emprie Hospitality (chủ đầu tư dự án Cocobay) thường xuyên xảy ra tình trạng nợ BHXH của người lao động (NLĐ). Ông Hoàng cho biết sở đã xử phạt nhiều đơn vị nhưng một số doanh nghiệp vẫn chây ì trong việc nộp. Sở LĐ-TB-XH TP Đà Nẵng được giao chủ trì cưỡng chế các doanh nghiệp nợ BHXH nhưng ông Hoàng cho biết rất khó thực hiện. "Cưỡng chế tài khoản ngân hàng thì được còn cưỡng chế tài sản thì không được. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nợ BHXH thì không đăng ký hoạt động trên địa bàn nên khó thực hiện" – ông Hoàng cho hay.
Hệ thống xe buýt của TP Đà Nẵng luôn rơi vào tình trạng ế khách nhiều năm khiến tình trạng nợ lương, nợ BHXH diễn ra triền miên
Theo ông Hoàng, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 liên tục nợ BHXH nhiều năm nay. Hiện nay TP Đà Nẵng đang trợ giá cho hệ thống xe buýt nên mức lương của NLĐ khi làm việc cho Quảng An 1 là cao, với 8 triệu đồng/ tháng. Chính vì vậy, dù biết đơn vị này nợ lương, nợ BHXH nhưng NLĐ vẫn làm. "Đến khi doanh nghiệp nợ là NLĐ lại có đơn gửi lên Sở LĐ-TB-XH. Riêng mảng xe buýt thì bao nhiêu năm nay không có ai đi, chỉ có người bán vé và tài xế thôi" – ông Hoàng nói.
Theo ông Hoàng, tình trạng nợ lương, nợ BHXH của Quảng An 1 là triền miên từ khi ông nhận công tác tại Sở TL-TB-XH TP Đà Nẵng vào năm 2021 đến nay. "Giải pháp thì tôi không biết. Đề nghị Sở GTVT tính toán lại hệ thống xe buýt" – ông Hoàng đề nghị.
TP Đà Nẵng bắt đầu tổ chức các tuyến xe buýt trợ giá và đi vào hoạt động từ năm 2017. Thời gian đầu tổ chức, toàn TP có tổng cộng 12 tuyến xe. Đến hiện tại chỉ còn 7 tuyến xe hoạt động trong đó có 5 tuyến. Từ khi triển khai đến nay, hầu hết các tuyến xe buýt trên địa bàn đều rơi vào tình trạng ế ẩm. Trong khi đó, đơn vị vận hành các tuyến xe buýt là Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 liên tục nợ lương, nợ BHXH của NLĐ.
Sau một năm xây dựng, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội vừa công bố kết quả đánh giá hoạt động của xe buýt năm 2022 với gần 100% lượt xe buýt được chấm điểm...
Nguồn: [Link nguồn]