Giải mã “quầng sáng lạ” tại Đà Lạt

Hiện tượng “quầng sáng lạ” xuất hiện trên bầu trời Đà Lạt vào sáng 13/5 là gì và là tín hiệu tốt hay xấu?

Theo ông Phạm Văn Phú, cán bộ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng, đây là một hiện tượng quang học tự nhiên nhưng hiếm thấy, do ánh sáng của mặt trời chiếu qua đám mây tầng cao, gọi là mây ti tầng Cirrostratus, ký hiệu Cs, là một loại mây mỏng, nói chung đồng nhất, hợp thành từ các tinh thể nước đá, có khả năng tạo ra các quầng.

Khi nó có độ dày đủ lớn để có thể nhìn thấy thì nó có màu ánh trắng, thường không có các đặc trưng để phân biệt. Khi che phủ toàn bộ bầu trời và đôi khi là quá mỏng để có thể nhận thấy được, nó có thể chỉ ra sự hiện diện của một lượng lớn hơi ẩm trong tầng trên của khí quyển.

Mây ti tầng đôi khi là dấu hiệu của sự khởi đầu frông nóng (dải phân cách giữa hai khối không khí nóng và lạnh) và vì thế có thể là dấu hiệu cho sự giáng thủy có thể diễn ra trong vòng 12 - 24 giờ sau hoặc trong thời gian tới tại khu vực thời tiết có thể tốt lên, không mưa trong những ngày tới. Mây ti tầng nằm ở cao độ trên 6.000m. Thời gian quầng mặt trời có thể kéo dài trên một giờ.

Giải mã “quầng sáng lạ” tại Đà Lạt - 1

Quầng sáng lạ trên bầu trời Đà Lạt

Khi quầng mặt trời xuất hiện là biểu hiện thời tiết hiện tại đang diễn ra tại địa phương là tốt, không mưa, khô ráo, trời có nắng to. Quầng chỉ xuất hiện vào ban ngày (có mặt trời), hoặc ban đêm (có mặt trăng).

Quầng mặt trời hoặc mặt trăng là hiện tượng quang học, do ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng chiếu qua đám mây tầng cao khoảng 6.000 - 8.000m. Do mây có cấu trúc là các tinh thể băng nên khi đó ánh sáng mặt trời, mặt trăng bị khúc xạ, sinh ra những vòng tròn.

Theo chuyên gia Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, ở Việt Nam và trên Thế giới, hiện tượng này thường xuất hiện khá nhiều. Có thể quan sát bằng mắt thường, người dân gặp hiện tượng này không nên quá lo lắng bởi các quầng sáng giống cầu vồng không ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống kinh tế của người dân.

Ngoài ra, chuyên gia khí tượng cho biết, các hiện tượng người dân có thể quan sát được còn có tán, vân ngũ sắc, cầu vồng, giải hoàng hôn, ảo ảnh. Do đó, tất cả những hiện tượng này đều là hiện tượng thiên nhiên thông thường.

Một số hình ảnh về quầng sáng lạ xuất hiện ở Đà Lạt, sáng nay:

Giải mã “quầng sáng lạ” tại Đà Lạt - 2

Giải mã “quầng sáng lạ” tại Đà Lạt - 3

Giải mã “quầng sáng lạ” tại Đà Lạt - 4

Giải mã “quầng sáng lạ” tại Đà Lạt - 5

Ông Phạm Văn Phú, cán bộ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng cho biết, đây là một hiện tượng quang học tự nhiên nhưng hiếm thấy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Sơn - Văn Đức ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN