Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn

Sự kiện: Tin TP Hồ Chí Minh

Ngôi mộ cổ bằng đá gần 130 tuổi của ông Thủ Đức – người lập chợ và được người dân suy tôn là tiền hiền, khai sinh vùng đất phía Đông Sài Gòn.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 1

Nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo đường số 10 (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM), khu mộ đá của ông Tạ Dương Minh đã gần 130 năm tuổi.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 2

Tạ Dương Minh là người có công khai sáng vùng đất Thủ Đức, tên hiệu của ông được đặt tên quận Thủ Đức ngày nay.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 3

Theo nhiều tài liệu đã ghi chép, ông Tạ Dương Minh là một người minh hương lánh nạn sang Việt Nam đến khu vực này khai khẩn, lập ấp tại vùng Linh Chiểu xưa và lập ngôi chợ đầu tiên mang tên hiệu ông là chợ Thủ Đức. Hiện, ngôi chợ hơn 100 tuổi vẫn giữ được kiến trúc cổ, là nơi buôn bán có tiếng của thành phố.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 4

Ngôi mộ có tổng diện tích xây dựng 108m2, gồm hai vòng tường bao xung quanh bình phong tiền, bình phong hậu và ngôi mộ ở giữa, được xây dựng bằng vật liệu đá ong và gạch, bên ngoài trát lớp hợp chất cổ. Gắn với vòng tường bao phía trong có hai trụ đá ong hình vuông cao 1,45m.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 5

Phía ngoài của hai trụ là câu đối chữ Hán được viết lên lớp hợp chất cổ, hiện tại còn đọc được các chữ “Sinh tiền…” (lúc còn sống…), “Một hậu…” (khi đã mất).

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 6

Phần chân của nấm mộ được xây dựng hình chữ nhật, bằng gạch thẻ.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 7

Tấm bia bằng đá xanh cao khắc 37 chữ Hán (chữ Nho), ghi nội dung: Nước Đại Nam. Mộ ông họ Tạ, tên húy là Huy, tên hiệu là Thủ Đức, là Tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông. Chết ngày 19 tháng 6. Hương chức thôn Linh Chiểu Đông lập bia mộ vào ngày tốt tháng 2 năm Canh Dần (1890). Mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh do hương chức thôn Linh Chiểu Đông cải táng

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 8

Nấm mộ có hình “ngưu miên” – tức trâu nằm ngủ (có người cho là voi phục).

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 9

Cửa mộ có hai trụ gắn vào tường bao. Trên đầu cột trụ có chạm búp sen.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 10

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 11

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 12

Nhiều cây xanh, chậu hoa được người dân Thủ Đức đặt trong khuôn viên ngôi mộ cổ

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 13

Phần nền được lát đá ong.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 14

Hoa văn trên tường bao quanh mộ.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 15

Ngôi mộ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP vào năm 2007

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 16

Theo nhiều ghi chép, vùng đất Thủ Đức 200 năm trước tương ứng với huyện Ngãi An của tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai nay). Theo dòng lịch sử, nơi này được cắt ra, sát nhập vào tỉnh Gia Định. Năm 1868, lần đầu tiên cái tên Thủ Đức xuất hiện khi huyện Ngãi An tách ra, lập khu thanh tra Thủ Đức. Đến năm 1911, tỉnh Gia Định được người Pháp chia thành 4 huyện là Hóc Môn, Thủ Đức (gồm cả quận 2 và quận 9 ngày nay), Gò Vấp và Nhà Bè. Như vậy tên gọi Thủ Đức đã xuất hiện cách nay ít nhất 150 năm.

Giải mã bí ẩn ngôi mộ cổ 130 năm giữa Sài Gòn - 17

Trải qua gần 130 năm với thời gian, ngôi mộ bị xuống cấp nhưng hiện nay được tu bổ, sơn sửa. Người dân trong vùng Thủ Đức vẫn đều đặn hương khói và cho biết chủ ngôi mộ không có hậu duệ đến thắp hương.

Hơn 100 con rồng uốn lượn ở ngôi miếu thiêng giữa sông Sài Gòn

Giữa bốn bề sông nước, ngôi miếu có hơn 100 con rồng lớn nhỏ được trang trí tinh xảo với nhiều hình dáng khác nhau ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])
Tin TP Hồ Chí Minh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN