Gia đình ‘rất khác’ ở Đà Nẵng sẽ được làm khai sinh nhưng để trống họ

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Ba người trong gia đình “rất khác” mà báo Pháp Luật TP HCM đã phản ánh sẽ được làm giấy khai sinh trước ngày 30-7 tuy nhiên trong giấy khai sinh để trống phần họ.

Ngày 25-6, ông Nguyễn Nhường, Phó chủ tịch UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, vừa qua UBND quận này đã tổ chức cuộc họp để giải quyết vấn đề của gia đình “rất khác” ở Đà Nẵng mà báo Pháp Luật TP HCM đã phản ánh, đang sống ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu).

Nhiều đơn vị cùng họp để giải quyết

Cuộc họp có sự tham gia của nhiều đơn vị liên quan và đưa ra một số thống nhất.

Gia đình "rất khác" vẫn đang sống ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu). Ảnh: HẢI HIẾU

Gia đình "rất khác" vẫn đang sống ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu). Ảnh: HẢI HIẾU

Về giấy tờ tùy thân, đối với trường hợp anh Dương Minh Châu (38 tuổi), Công an Phường Hoà Minh đã xác minh là nơi đăng ký thường trú của anh là tổ 121, phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ) nên không làm khai sinh.

Đối với chị Trần Thị Bình (34 tuổi), theo lời chứng giám của dì ruột là địa điểm sinh tại Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng và quê mẹ là ở xã Điện Hòa (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, quê của mẹ chị Bình).

Tuy nhiên, sau khi làm các thủ tục xác minh theo qui định mà không có kết quả như thực tế.

Vì vậy, trên giấy khai sinh đơn vị đứng tên thay cha mẹ chị Bình là Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh quận Liên Chiểu. Trong khai sinh cũng chỉ ghi tên Bình và ngày tháng năm sinh theo biên bản ghi lại lời khai chứng giám của dì ruột đang còn sống và tâm trí bình thường, không ghi họ vì chưa rõ cha chị Bình là ai.

Đối với hai cháu trai tên Phương (9 tuổi) và Nam (4 tuổi) cũng tương tự do Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh quận Liên Chiểu đứng tên thay cha mẹ. Trong khai sinh cũng chưa ghi họ (chờ các bước xác minh liên quan). Nơi sinh sẽ là tổ 129, phường Hoà Minh tức chỗ ở tạm hiện nay.

UBND phường Hòa Minh sẽ là đơn vị thực hiện, thời gian hoàn thành khai sinh cho cả ba mẹ con là ngày 30-7.

Nhiều chính sách hỗ trợ cho gia đình

Sau khi có giấy khai sinh, UBND quận sẽ chỉ đạo các đơn vị có chức năng hỗ trợ các công việc tiếp theo như: Đăng ký mã định danh; thủ tục nhập học; Bảo hiểm y tế; Chứng thực hộ nghèo, người khuyết tật, thuộc đối tượng bảo trợ xã hội để hưởng chính sách của nhà nước....

Về chỗ ở, quận đề nghị UBND TP Đà Nẵng giao cho Trung tâm bảo trợ xã hội TP tiếp nhận trong thời gian sớm nhất.

Về khám và điều trị bệnh lao, Giao Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu tiếp tục hỗ trợ điều trị cho đến khi bệnh hết hẳn nguy cơ lây nhiễm.

Về học hành, giao cho Phòng GD & ĐT hỗ trợ hai cháu nhỏ nhập học sau khi có giấy khai sinh. Còn một phương án khác là giao cho Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh lập thủ tục đưa các cháu vào làng hy vọng để nuôi dạy nếu xét thấy về lâu dài việc nuôi dạy con của cha mẹ là không đảm bảo.

Về các khoản hỗ trợ, giao Phòng LĐTBXH và các hội đoàn thể tham mưu UBND quận chỉ đạo thực hiện việc hỗ trợ giúp đỡ ở mức tốt nhất (cả việc vận động tài trợ cá nhân, tổ chức ngoài cộng đồng).

Ba anh em hơn 20 tuổi chưa có giấy khai sinh

UBND phường sẽ mời gia đình cùng Công an phường, Phòng Tư pháp TP Thủ Đức đến để xác định nhân thân, sau đó sẽ thực hiện cấp giấy khai sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HẢI HIẾU ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN