Ghế của "vua săn voi" độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Sự kiện: Vui độc lạ

Ghế của "vua săn voi" là chiếc ghế "độc nhất vô nhị" này đang được trưng bày trong không gian mở tại tỉnh Gia Lai.

Chiếc ghế của "vua săn voi", "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam đang được trưng bày ở Quảng trường Đại đoàn kết, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai để phục vụ cho du khách đến tham quan, thưởng lãm dịp tết này.

Ông Đặng Minh Tâm (63 tuổi, tỉnh Lâm Đồng), chủ nhân chiếc ghế, cho biết chiếc "Ghế xương voi" được làm từ bộ xương của voi trắng, đã có niên đại 700 năm cùng bộ sưu tập dụng cụ săn bắt voi rừng Tây Nguyên cũng có niên đại trên 100 năm.

Ghế của "vua săn voi "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam

Ghế của "vua săn voi "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam

Ông Đặng Minh Tâm kể, từ 40 năm trước, có một người sắp đi nước ngoài, biết ông đam mê nghiên cứu văn hóa nên đã tìm tới tặng lại chiếc ghế bằng xương voi để ông kế thừa vốn văn hóa cổ của người Tây Nguyên. Từ đó, ròng rã 6 năm trời, ông Tâm đã sưu tầm thêm các dụng cụ để săn bắt voi như dây thòng lọng; dây da cột voi; vồ tăng tốc; khóa đuôi voi… Từ đó, ông làm nên căn "nhà voi".

Không chỉ dày công sưu tập, ông Tâm còn tìm hiểu kỹ lưỡng về luật tục của người săn voi. Từ đó, ông Tâm đã biết được nhiều câu chuyện, luật lệ, tín ngưỡng xung quanh việc săn bắt voi như: Người săn săn được 18 con trở lên mới được phong làm trưởng đoàn; Người đi săn phải biết được luật lệ, không được bắt voi bố mẹ, không được bắt voi cái mà để tái sinh; ai là người được phép đi săn, thanh niên ở tuổi nào, trình độ nào mới được đi săn?…

Chiếc ghế làm hoàn toàn bằng xương voi trắng, được kết nối với nhau bằng dây thừng

Chiếc ghế làm hoàn toàn bằng xương voi trắng, được kết nối với nhau bằng dây thừng

Chiếc ghế được giới thiệu có niên đại 700 năm

Chiếc ghế được giới thiệu có niên đại 700 năm

Chiếc ghế bằng xương voi được dành cho người săn được nhiều voi nhất

Chiếc ghế bằng xương voi được dành cho người săn được nhiều voi nhất

Những khúc xương rất to

Những khúc xương rất to

Được kết nối với nhau chắc chắn bằng dây thừng

Được kết nối với nhau chắc chắn bằng dây thừng

Chiếc nỏ được trưng bày trong ngôi nhà voi

Chiếc nỏ được trưng bày trong ngôi nhà voi

Dây thừng, một trong số các dụng cụ để săn bắt voi

Dây thừng, một trong số các dụng cụ để săn bắt voi

Chiếc roi dành cho thợ săn voi

Chiếc roi dành cho thợ săn voi

Tù và bằng ngà voi

Tù và bằng ngà voi

Dây thừng bằng da voi

Dây thừng bằng da voi

Hoặc có những tín ngưỡng về voi như khi người chồng đi săn thì người vợ không được khâu kim vì như vậy con voi sẽ bị giẫm vào gai; chồng đi săn voi vợ cũng không được xức dầu thơm vì sợ voi đi săn sẽ bị quyến rũ bởi con voi khác trong rừng; chồng đi săn, vợ ở nhà cũng không được đun chảo nóng vì sợ voi sẽ nóng ruột mà thay đổi tâm tính…

Chiếc ghế của "vua săn voi" được trưng bày trong không gian mở

Chiếc ghế của "vua săn voi" được trưng bày trong không gian mở

Ông Tâm nhấn mạnh rằng có nhiều cách săn voi, nhưng người Tây Nguyên không bao giờ chọn cách đào hố, đặt bẫy, bắn nỏ vì như vậy là không nhân văn, hủy diệt voi. Ngày xưa, người dân Tây Nguyên chỉ săn bắt voi con, voi đực để lấy sức kéo, không bắt voi mẹ, voi cái để bảo tồn nòi giống của voi.

"Nghe săn voi người ta cứ nghĩ săn voi là hủy diệt, là phá hoại nhưng thực tế đây là nét văn hóa truyền thống. Săn voi để lấy sức kéo, để phục vụ sản xuất, lao động. Do đó, người Tây Nguyên chỉ gọi là săn bắt voi chứ không phải là săn bắn voi".

Ngôi nhà voi thu hút đông đảo khách đến tham quan

Ngôi nhà voi thu hút đông đảo khách đến tham quan

Mong muốn ghế "vua săn voi" được nhiều người biết đên

Cũng theo ông Đặng Minh Tâm, nói đến văn hóa Tây Nguyên thì voi là biểu tượng. Đây là con vật thể hiện sức mạnh, sự thủy chung. Hiện nay voi ít dần, voi nhà không sản sinh được. Do đó, ông Tâm sưu tầm, mong muốn giữ lại những ký ức về voi. Bên cạnh đó, đưa trưng bày trong không gian mở để người dân, các thế hệ sau có thể biết, hiểu được người Tây Nguyên đã có thời kỳ cuộc sống gắn liền với con voi.

Tối 11/9, tại lễ khai mạc Festival Nông sản Việt Nam – Vĩnh Long 2023, Ban tổ chức đã trao kỷ lục Việt Nam cho ngôi nhà gốm đỏ của ông Nguyễn Văn Buôi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh ([Tên nguồn])
Vui độc lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN