Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Từng là ông chủ của một xí nghiệp điện lạnh lớn ở Hà Nội, ngày kiếm được cả 10 cây vàng nhưng hiện tại ông Hùng sống một mình trong căn nhà đơn sơ ở bãi giữa sông Hồng (Hà Nội).

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 1

Trong những ngày nước sông Hồng lên cao, chúng tôi bắt gặp một người đàn ông luống tuổi chèo bè từ bãi giữa sông Hồng (Phường Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) vào bờ, mang theo những thực phẩm cần thiết cho cuộc sống.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 2

Ông là Nguyễn Văn Hùng (58 tuổi), tuổi đã cao nhưng ông vẫn miệt mài lao động. Những ngày nước lên cao, ông vẫn trầm mình dưới dòng nước, đưa từng buồng chuối, con gà vào bờ mang lên chợ Long Biên bán. Người dân sinh sống ở đây cho biết, ông từng là một ông chủ giàu có nhất nhì Hà Nội, trong tay sở hữu một xí nghiệp điện lạnh lớn, nhiều nhà đất, ô tô…

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 3

Đến thăm, tìm hiểu về cuộc sống của ông sau những ngày nước sông Hồng lên cao. Giữa bãi đất rộng mênh mông, xung quanh là chuối, cây cỏ, sông nước, ông Hùng đang ngồi thái chuối cho đàn gà ăn.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 4

Nước da ngăm đen, ông niềm nở đón tiếp chúng tôi trước căn nhà đơn sơ, không có vật dụng gì đáng giá ngoài đàn gà và mấy con chó, ông cho biết: “Giờ mình có tuổi, không thiết tha gì làm giàu nữa. Muốn tránh xa cuộc sống đô thị, ồn ào nên ra đây mướn lại mảnh đất của ông bạn để chăn nuôi, trồng chuối sống qua ngày”.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 5

Sau khi nhấp chén trà, ông kể về cuộc đời mình. Ông sinh ra và lớn lên ở Ngọc Hà (Hà Nội), gia đình ông có nhiều đời sống ở đây. Năm 1982 ông đi bộ đội về, sau đó xin vào làm ở Ban quản lý nghĩa trang Hà Nội, tiếp theo làm ở một xí nghiệp điện lạnh, được cử đi học, làm đến năm 1991 thì về hưu "một cục" và mở xí nghiệp điện lạnh riêng.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 6

"Xí nghiệp của tôi lúc đó có 100 công nhân, mỗi ngày làm ra được 10 cái máy, mỗi cái giá 7 cây vàng. Vì sau chiến tranh nên nguyên vật liệu sẵn có, làm một lãi một. Đỉnh cao nhất (năm 1989), tiền tôi làm ra được tính bằng cân, mua nhà như mua mớ rau. Tôi có 9 căn nhà mặt phố ở Hà Nội, 5 chiếc xe xịn. Đứa con trai lớn nhà tôi sinh năm 1987, đi học được đưa đón bằng xe Volkswagen, cỡ bộ trưởng thời đó mới có để đi. Giờ đi qua những ngôi nhà từng là của mình, tôi không nhận ra", ông Hùng tâm sự.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 7

Ông kể, cách đây hơn 10 năm, ông làm ăn cùng một người thân, do mua phải lô hàng "đểu" lên phải bán hết nhà cửa để trả nợ. Mới đây, ông phải đi tù một năm do đánh nhau với người thân, khi ra tù, ông ra thẳng đây sống. "Tôi ở đây được hơn 1 năm rồi, thấy cuộc sống ngoài này thoải mái, không bon chen", ông Hùng nói.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 8

Sống ở đây ông Hùng phải khoan giếng để có nước sinh hoạt, nước ăn phải lên bờ mua. Khổ nhất là hai tháng mưa lũ, nước sông lên cao khiến việc đi lại, ăn uống khó khăn.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 9

Ông Hùng cho hay, sống một mình ngoài này làm không hết việc, làm luôn chân luôn tay, làm để quên đi cuộc sống bon chen trong phố. Ông dự định sắp tới sẽ mở rộng chăn nuôi, trồng chuối.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 10

Ông có hai người con trai đã lập gia đình, khi thoảng vẫn ra chơi với bố. Anh em bạn bè cũng hay ra thăm. “Sống ngoài này thấy không khí trong lành, ngủ trong phố 8 tiếng không bằng 3 tiếng ngoài này”, ông Hùng chia sẻ.

Gặp "Robinson" trên bãi giữa sông Hồng - 11

Một mình ngồi nhâm nhi chén rượu giữa thiên nhiên sau một ngày làm việc, ông tâm sự: "Sau những lần mất mát, cảm thấy xã hội không còn cái gì để mình đam mê nữa nên ra đây sống một cuộc sống thanh thản. Làm việc chân tay thoải mái hơn thời ngồi ghế giám đốc”.

Bí ẩn ngôi miếu thờ hai thiếu nữ ở bãi giữa sông Hồng

Ở bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) có ngôi miếu thờ hai cô gái trẻ, đến nay cái chết đầy ám ảnh của hai cô vẫn là điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN