Gần 5.000 người đánh nhau: Có nên cấm bán rượu bia trong ngày Tết?
Trên thực tế có nơi đã cấm bán rượu bia trong một khoảng thời gian nhất định.
Bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân ngày Tết tại BV Việt Đức
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, tổng số ca đánh nhau trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán đến khám là 4.976 trường hợp, số ca phải nhập viện điều trị nội trú là 3.019 trường hợp, tăng 10,5 so với 7 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017. Đáng chú ý hơn, có 18 trường hợp tử vong.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong số gần 5.000 người đánh nhau phải đến bệnh viện có 554 người đánh nhau được xác định liên quan đến rượu, bia. Đây là điều đáng báo động trong xã hội hiện nay.
Trao đổi với PV, đại diện cơ quan soạn thảo Dự án Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia - ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y cho biết, ông giật mình vì số người đánh nhau trong ngày Tết nhập viện ngày càng nhiều.
Ông Nguyễn Huy Quang cho rằng, qua sự việc hàng nghìn người đánh nhau nhập viện, một lần nữa cho thấy, các quy định cần được nghiêm túc nghiên cứu để hạn chế tình trạng say rượu, đánh nhau.
Bộ Y tế tiếp tục xây dựng Luật Phòng chống tác hại rượu bia trong đó đề xuất không được bán rượu bia như: Trường học, bệnh viện, trạm dừng nghỉ, không bán cho người dưới 18 tuổi, không được bán rượu bia từ 22h đến 24h.
“Đề xuất cấm bán rượu bia trong ngày Tết là không thể vì đối với người Việt cụm từ “văn hóa rượu bia” đã tồn tại trong dân gian nên rất khó từ bỏ”, ông Quang nói.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
Ngoài ra, người Việt cho rằng, uống rượu bia là văn hóa, nhưng điều này hiện nay đã chệch hướng, lệch lạc. Nhiều người gặp nhau là ép uống bia rượu, ép uống đến vô độ, bạn bè hô nhau uống, sĩ diện nên uống rượu. Rượu vào lời ra, không kiểm soát được hành vi nên thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Chỉ cần uống 1 lon bia 330ml tương đương 1 ly rượu, uống 3 lon bia là vượt quá giới hạn cho phép là đã mất kiểm soát hành vi. Lúc này, rượu bia lại tác động không ít đến xã hội.
Ông Quang cho biết, thực tế có một số nước đã cấm bán rượu bia trong một số thời gian nhất định. Chẳng hạn: Thái Lan quy định vào ngày sinh nhật của Vua thì người dân không được uống rượu. Từ đó, các cửa hàng cũng không bán rượu bia vào ngày này. Do đó, ngày vui, ngày lễ sẽ hạn chế tối đa các vụ đánh nhau.
Từ những vụ ẩu đả trong dịp Tết có liên quan đến rượu bia, ông Nguyễn Huy Quang cho biết, Bộ Y tế sẽ sớm hoàn thiện và ban hành trong đó có kiểm soát chặt chẽ nhu cầu sử dụng rượu bia cũng như cung ứng rượu bia. Trong quá trình nghiên cứu, Bộ Y tế sẽ làm rõ thêm bằng chứng khoa học để đưa ra các điều, luật phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, hành vi của người Việt.
Đó là biện pháp mang tính chất bền vững và lâu dài, giảm thiểu các ca đánh nhau liên quan đến rượu bia.
Ngoài ra, mọi người cần có cái nhìn khách quan, thấu đáo, nhận thấy đâu là hành vi có hại, đâu là ảnh hưởng đến xã hội.
Tổng số ca đánh nhau trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất đến bệnh viện khám là gần 5.000 trường hợp, đặc biệt...