"Gai bê tông" ở đỉnh Mã Pí Lèng: Sở đề nghị phá dỡ, tỉnh lặng im!

Ông Lâm Tiến Mạnh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, kiêm trưởng Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, khẳng định đã kiểm tra, báo cáo tỉnh yêu cầu trả lại nguyên trạng đỉnh Mã Pí Lèng ngay từ khi công trình trái phép Panorama 7 tầng mới manh nha xây dựng.

Công trình xây dựng tại vị trí đắc địa, phá vỡ cảnh quan di tích, danh thắng cấp quốc gia Mã Pì Lèng. Ảnh: Nguyễn Quý.

Công trình xây dựng tại vị trí đắc địa, phá vỡ cảnh quan di tích, danh thắng cấp quốc gia Mã Pì Lèng. Ảnh: Nguyễn Quý.

Dân Việt đã đăng tải loạt bài phản ánh về công trình Panorama 7 tầng xây dựng trái phép trên đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Nhiều người dân, chuyên gia, luật sư đã lên tiếng đề nghị chính quyền Hà Giang cần vào cuộc xử lý vi phạm, trả lại cảnh quan cho đèo Mã Pí Lèng.

Sáng 4/10, trả lời phỏng vấn của PV, ông Lâm Tiến Mạnh -  Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, kiêm trưởng Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cho biết: “Ngay từ cuối năm 2017, khi công trình này mới manh nha xây dựng chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra, có kết luận và báo cáo tỉnh, nhưng chẳng hiểu thế nào họ vẫn cứ làm thế thôi”.

PV đặt câu hỏi đã bao giờ đỉnh Mã Pí Lèng nằm trong kế hoạch xây dựng công trình gì đó chưa, ông Mạnh thông tin: Theo khuyến nghị của chuyên gia tư vấn về phát triển công viên địa chất, khu vực đó chỉ có thể làm một trạm dừng chân để ngắm cảnh thôi, nhưng phải gần gũi với thiên nhiên như kè đá tạo mặt bằng để du khách ngắm cảnh và chụp ảnh, chứ không xây dựng cái gì cả.

Nhà nghỉ, nhà hàng Panorama sừng sững một khối bê tông lớn giữa đỉnh đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Nguyễn Quý.

Nhà nghỉ, nhà hàng Panorama sừng sững một khối bê tông lớn giữa đỉnh đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Nguyễn Quý.

Để xảy ra việc xây dựng trái phép này, theo ông Mạnh là do huyện Mèo Vạc buông lỏng quản lý. “Việc này do huyện tự ý làm, chúng tôi đã nhắc nhở rồi, kiểm tra thanh tra có kết luận rồi, có đề nghị xử lý rồi” – ông Mạnh nói.

Cũng theo ông Mạnh, gần đây nhất Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã có văn bản đề nghị Bộ VH, TT&DL, tỉnh Hà Giang yêu cầu tháo dỡ công trình trên, trả lại mặt bằng nguyên trạng cho khu vực Mã Pí Lèng.

Các khu ban công được thiết kế, xây dựng bằng bê tông, thép vươn ra hẻm vực sông Nho Quế. Ảnh: Nguyễn Quý.

Các khu ban công được thiết kế, xây dựng bằng bê tông, thép vươn ra hẻm vực sông Nho Quế. Ảnh: Nguyễn Quý.

Trong một diễn biến khác, ông Hoàng A Chinh - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang - cho biết, sau loạt bài phản ánh của Dân Việt, địa phương này đang lập đoàn kiểm tra các trình tự, thủ tục có liên quan đối với công trình Panorama.

Cùng ngày PV đã liên hệ qua điện thoại với ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đề nghị cho biết quan điểm xử lý vi phạm trên đỉnh Mã Pí Lèng. Tuy nhiên, ông Quý cho biết đang không có mặt ở Hà Giang, đề nghị PV liên hệ huyện Mèo Vạc.

Nhà nghỉ Mã Pí Lèng Panorama mọc lên giữa lòng di sản
Theo bạn, có nên phá bỏ nhà nghỉ, nhà hàng Panorama trên đỉnh Mã Pí Lèng không?

Hà Giang: Ai cho phép cắm ”gai bê tông” trên đỉnh Mã Pí Lèng?

Đỉnh Mã Pí Lèng (hay còn gọi là Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Quý ([Tên nguồn])
Xây khách sạn trên đỉnh Mã Pí Lèng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN