Bác sĩ Trương Hữu Khanh: F0 tại nhà - Đừng để nặng thêm vì dùng thuốc sai!

Tên các loại thuốc cần cho F0, liều dùng chi tiết, tình huống cần dùng hiện nay đã được ngành y tế công khai để mỗi người có thể chuẩn bị sẵn cho mình phòng khi hữu sự.

F0 không triệu chứng thì không cần uống thuốc. F0 nhẹ, gặp triệu chứng gì dùng thuốc đó: sốt, đau đầu thì uống hạ sốt, giảm đau (paracetamol hoặc ibuprofen), ho thì thuốc ho thảo dược (xi-rô ho trẻ em, thuốc ho tự chưng), đau bụng dùng trà gừng, các thuốc trị đau bụng tiêu chảy thông thường...

Ngay cả các thuốc này cũng dùng vừa phải, có triệu chứng mới uống, mỗi lần sốt thì uống 1 viên là đủ. Đã có trường hợp hết sốt rồi vẫn uống, uống 1 lượt 2-3 viên, vừa hại gan âm thầm vừa có biểu hiện tại chỗ: người tự nhiên bị hạ nhiệt, có người còn hơn 35 độ C, rồi vã mồ hôi lạnh, mệt mỏi.

Cấp cứu F0 tại nhà. Ảnh: HUẾ XUÂN

Cấp cứu F0 tại nhà. Ảnh: HUẾ XUÂN

Những thuốc kháng đông, kháng sinh, kháng viêm phải có chỉ định của bác sĩ mới dùng, vì bệnh có từng giai đoạn, nếu dùng sớm quá, có khi có hại.

Nếu dùng kháng sinh quá sớm, tới lúc cần thật sự, có thể cơ thể đã kháng thuốc rồi, kháng sinh đó trở nên không còn hiệu quả nữa.

Kháng viêm là thuốc ức chế miễn dịch, chỉ dùng khi bệnh trở nặng, hệ miễn dịch hoạt động "quá mức" dẫn đến gây hại ngược cho cơ thể, thường gặp trong giai đoạn sau của bệnh, virus lui rồi mà những rắc rối từ hệ miễn dịch vẫn còn. Nếu dùng quá sớm vào giai đoạn đầu của bệnh, hay khi chỉ bệnh nhẹ, đồng nghĩa với việc tước mất khả năng chống lại virus tự nhiên của cơ thể, vậy là virus càng dễ tấn công hơn. Như vậy đôi khi đáng lẽ chỉ bệnh nhẹ, cơ thể tự chống lại, tự khỏi thì lại trở thành ca nặng.

Thuốc kháng đông (chống lại hiện tượng đông máu) mà dùng khi không cần thiết, quá liều thì có thể gây xuất huyết.

Vì vậy mua thuốc chỉ là để sẵn, sử dụng khi cần thiết (y tế địa phương chưa kịp đem thuốc đến hay chưa kịp chuyển bạn đi). Khi bệnh có vẻ trở nặng, SpO2 tụt…, phải gọi cho bác sĩ. Y tế địa phương chưa đến kịp thì gọi các đường dây tư vấn, để bác sĩ hỏi, đánh giá tình trạng và hướng dẫn bạn cụ thể. Hiện nay có rất nhiều tổng đài giúp kết nối bác sĩ với F0 tại nhà, ví dụ tổng đài 1022.

Nguồn: [Link nguồn]

VIDEO: Hướng dẫn tự lấy mẫu, test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 tại nhà

Xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn gọi là test nhanh có ưu điểm là dễ thực hiện tại nhà, thuận tiện khi sử dụng, cho kết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN