F0 điều trị tại nhà: 19 ngày chiến thắng COVID-19 của 5 người trong một gia đình

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, chị Giang cùng 4 thành viên trong gia đình từ tâm lý lo sợ chuyển sang lạc quan, tự điều trị tại nhà. Sau 19 ngày, các thành viên trong gia đình đã chiến thắng được COVID-19.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 01:30 14/01/2025
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Số liệu tiêm vắc xin tại Việt Nam (cập nhật đến ngày 10/8)

- Tổng số liều đã nhập: 18.663.850

- Tổng số liều đã tiêm: 9.987.587

- Số liều tiêm mũi 1: 8.984.300

- Số liều tiêm mũi 2: 1.003.287

Chị Giang và gia đình là F0 nhưng tự điều cách ly, điều trị tại nhà

Chị Giang và gia đình là F0 nhưng tự điều cách ly, điều trị tại nhà

5 người trong gia đình là F0, điều trị tại nhà

Vốn không có bệnh nền lại chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao nên chị Nguyễn Thị Minh Giang, 38 tuổi, ở quận 7, TP Hồ Chí Minh rất tự tin về sức khoẻ của hai vợ chồng. Sống ở trong tâm dịch COVID-19 nên chị và gia đình cũng đã chuẩn bị mọi thứ để phòng ngừa.

Suốt 2 tháng làm việc tại nhà, chị Giang chỉ dám đi ra ngoài một lần duy nhất trong vòng 45 phút rồi về. Trong quá trình ra ngoài, chị Giang gặp 4 người, cả 4 người này đều có kết quả âm tính với COVID-19. Chị Giang luôn nghĩ vợ chồng chị đã phòng ngừa như vậy thì sẽ không bị mắc COVID-19 nên chủ quan không tiêm vắc xin sớm.

“Tôi nghĩ mình có sức khoẻ nên nếu bị chắc cũng chỉ như cảm cúm thôi nên cũng chưa tiêm mũi vắc xin nào. Trong nhà lại có sẵn đồ xét nghiệm nên hễ bị làm sao là tôi lại lôi ra xét nghiệm luôn”, chị Giang kể.

Theo chị Giang, đến ngày 21/7, chị thấy mình bị sốt, hơi đau họng. Lúc này chị thức dậy và súc miệng bằng nước muối rồi cố gắng đi ngủ nhưng vẫn thấy hơi mệt, người bắt đầu lả. Đến ngày 22/7, chị Giang cùng chồng đi xét nghiệm COVID-19 ở bệnh viện, kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 23/7, cả 2 vợ chồng chị nhận kết quả khẳng định dương tính.

“Khi nhận kết quả xét nghiệm mắc COVID-19 cả 2 vợ chồng tôi rất sốc, xây xẩm mặt mày. Về nhà, tôi cho 2 con (một bé 10 tuổi, một bé 12 tuổi) vào phòng riêng rồi thông báo cho chính quyền, Ban quản lý chung cư nơi tôi ở và sẵn sàng mọi thứ để chuẩn bị đi cách ly. Tuy nhiên, sau đó 2 vợ chồng tôi được lực lượng y tế khuyên ở nhà điều trị, nếu trở nặng sẽ vào bệnh viện”, chị Giang nói.

Những cư dân ở chung cư nơi chị Giang sinh sống luôn quan tâm, hỗ trợ đồ ăn, trái cây và động viên gia đình chị vượt qua bệnh tật

Những cư dân ở chung cư nơi chị Giang sinh sống luôn quan tâm, hỗ trợ đồ ăn, trái cây và động viên gia đình chị vượt qua bệnh tật

Trước khi vào “cuộc chiến đấu” với COVID-19, bạn bè của chị Giang đã lên kế hoạch tiếp tế lá xông, chanh đào, mật ong, các loại thuốc hạ sốt, C sủi, 2 thùng thuốc xịt mũi có chứa bào tử lợi khuẩn, nước muối, nước súc miệng, cháo gói, sữa... Chị Giang đã giấu gia đình hai bên nội, ngoại để tránh mọi người lo lắng.

Ngoài ra, vợ chồng chị Giang cũng đăng ký dịch vụ bác sĩ khám từ xa và xe cấp cứu. Bên cạnh đó, chị Giang cũng thuê một căn hộ khác ở chung cư nơi chị ở để tách 2 con ra, nhờ em gái chồng đến chăm sóc cháu để không lây bệnh cho con cái. Tuy nhiên, 5 ngày sau đó, 2 con và em chồng chị Giang đều có kết quả xét nghiệm mắc COVID-19 nên cả 3 đã quay về nhà để cùng nhau chiến đấu.

Lúc này, chị Giang ở một phòng, chồng một phòng, em gái chồng một phòng và 2 con của chị Giang ở một phòng. Nhà có 5 F0, trừ hai đứa trẻ, 3 người còn lại đều phải tự chăm sóc, đo nhiệt độ và chuẩn bị đồ ăn mỗi ngày, ai cũng phải trở thành bác sĩ của chính mình. Khi ai khoẻ sẽ ra cửa lấy đồ ăn, hỗ trợ những người còn lại. 2 con nhỏ của chị Giang bị nhẹ hơn nên lúc khoẻ chị cố gắng chăm sóc các con hoặc lúc nào chị mệt chồng và em chồng phụ giúp.

“Chồng tôi và em gái chồng mắc COVID-19 có triệu chứng khác nhau, 2 con tôi may mắn chỉ sốt nhẹ và sau đó lại bình thường. Còn tôi đêm đầu tiên vừa sốt vừa đau rát cổ họng kèm theo ho. Uống nước lọc như có ai cầm dao lam cứa ở cổ nhưng tôi vẫn cố gắng uống hết một hộp sữa bột. Cứ 30 phút tôi lại xịt mũi, cho chảy xuống cổ để thở được. Bị sốt cao, nên đầu óc tôi quay cuồng. Đến ngày thứ 2 tôi bị mất mùi, mất vị, ho, sốt, tức ngực đến mấy ngày sau đó”, chị Giang chia sẻ.

Cố gắng bình tĩnh và ăn uống đủ chất

Theo chị Giang, đến ngày thứ 7, thứ 8 và thứ 9 là những ngày chị cảm thấy mệt mỏi nhất. Tuy chị bớt sốt nhưng lại ho nhiều hơn, hụt hơi liên tục. Lúc nào khó thở chị Giang phải cắm máy thở để duy trì, người lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi nhưng chị vẫn rất lạc quan, có ý chí mạnh mẽ là mình sẽ chiến thắng COVID-19.

“Hằng ngày, tôi đều báo cáo tình hình bệnh với một bác sĩ đăng ký trước đó qua mạng và được bác sĩ tư vấn rất nhiệt tình. Bác sĩ chỉ tôi cách điều trị và luôn động viên gia đình tôi cố gắng, nhờ đó gia đình tôi cũng an tâm phần nào”, chị Giang kể.

Để có thêm sức khỏe chiến đấu với COVID-19, chị Giang và gia đình cố gắng ăn uống thật nhiều, trong đó, ăn nhiều trái cây, nước ép, sữa, cháo gói để không bị mất sức dù không có vị giác, dù đau đến xé cổ họng. Hôm nào ngán cháo, gia đình chị chuyển qua ăn cơm nguội chan canh, nhất định không bỏ bữa.

Hằng ngày, gia đình chị Giang dùng thuốc xịt mũi có chứa bào tử lợi khuẩn xịt mũi

Hằng ngày, gia đình chị Giang dùng thuốc xịt mũi có chứa bào tử lợi khuẩn xịt mũi

“Khi cả gia đình mắc COVID-19 tôi nhắn vào nhóm của chung cư chỉ sợ mọi người sẽ xa lánh, nhưng trái lại, ai nấy đều rất quan tâm, hỗ trợ hết mức. Người thì xung phong nấu cơm, cháo, người chuẩn bị đồ để đưa lên cho cả nhà. Bản thân tôi cảm thấy rất may mắn khi được sống trong cộng đồng cư dân đoàn kết như vậy”, chị Giang tâm sự.

Chị Giang cũng cho hay, khi nào sốt thì chị nằm nghỉ còn khoẻ là chị gọi gia đình dậy vận động nhẹ. Mỗi sáng, chị cho gia đình uống chanh nóng và mật ong, súc miệng bằng nước muối thường xuyên và nấu nước xông từ lá chanh, sả, gừng ngày 2 lần. Lúc nào khoẻ chị lại lau, dọn dẹp nhà cửa, tập thể dục, mở cửa sổ để ánh nắng và gió vào nhà cho thoáng mát.

Đến ngày thứ 10, thứ 11 và thứ 12, cơ thể chị Giang bắt đầu tiếp nhận được mùi, vị và gia đình chị vẫn duy trì đều đặn ăn 3 đến 4 bữa/ngày. Trái cây, nước cam, sữa uống liên tục. Sau 19 ngày cách ly, điều trị tại nhà, cả gia đình chị Giang đã vượt qua được nguy hiểm, đi xét nghiệm và cho kết quả âm tính với COVID-19. Hiện tại, sức khoẻ chị Giang và 4 thành viên trong gia đình đang phục hồi dần dần.

“Sau khi mắc bệnh, sức khoẻ cả nhà tôi giảm sút. Tôi bị sút mất khoảng 4kg còn chồng tôi bị sút mất 7kg liền. Nhưng cả gia đình tôi đều cảm thấy may mắn vì đã vượt qua được dịch bệnh một cách an toàn. Phải trải qua mới thấm thía được sự kinh khủng của loại virus này”, chị Giang nói.

Chị Giang kêu gọi mỗi người nên cẩn thận và phòng tránh dịch thật tốt cho người thân và gia đình mình. Chị cũng gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý chung cư, người dân ở chung cư và bạn bè đã quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình chị vượt qua cơn hoạn nạn này.

“Tôi mong mọi người đừng ai chủ quan như tôi, có cơ hội hãy tiêm vắc xin ngay. Hằng ngày hãy ăn ngủ điều độ, đúng giờ để tăng sức đề kháng. Nếu là F0, mọi người hãy lạc quan, đừng suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tinh thần suy sụp, mọi thứ sẽ xấu đi. Tôi biết tình hình dịch COVID-19 ở TP.HCM cũng đang rất căng thẳng. Tôi mong muốn câu chuyện của tôi sẽ truyền thêm động lực mạnh mẽ cho mọi người nếu không may mắc COVID-19”, chị Giang bộc bạch.

Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh ở TP.HCM trước 15/9

Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh ở TP.HCM trước ngày 15/9; các tỉnh như Bình Dương, Long...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN