Đuổi việc, cách chức 2 nữ trưởng và phó ở Tỉnh ủy Đắk Lắk

Sự kiện: Thời sự

Nữ trưởng phòng dùng bằng cấp, tên tuổi của chị gái, còn nữ phó phòng thì dùng bằng cấp 3 giả để làm việc và thăng tiến.

Chiều 23-10, ông Nguyễn Thượng Hải, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, đã ký thông báo về việc xử lý kỷ luật 2 cán bộ là bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Quản trị và bà Bùi Thị Thân, Phó phòng Hành chính - Tiếp dân, đều thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Bà Trần Thị Ngọc Thảo đã lấy bằng cấp, tên của chị để làm việc và thăng tiến

Bà Trần Thị Ngọc Thảo đã lấy bằng cấp, tên của chị để làm việc và thăng tiến

Theo thông báo, sau khi xem xét hồ sơ, văn bản, quy định liên quan và đề nghị của Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, ngày 21-10, Ban thường vụ Đảng ủy khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã ban hành quyết định kỷ luật bà Trần Thị Ngọc Ái Sa bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Đồng thời, ngày 23-10, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành quyết định buộc thôi việc đối với bà Sa.

Cũng theo công văn này, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk, ngày 4-10, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức quán triệt đến các phòng chuyên môn tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ cán bộ, công chức để kịp thời phát hiện, báo cáo xử lý vi phạm nếu có. Theo đó, ngày 6-10, bà Bùi Thị Thân, Phó trưởng phòng Hành chính – Tiếp dân đã có văn bản tường trình, tự giác báo cáo việc bằng tốt nghiệp THPT của bà là không hợp pháp.

Sau khi tiến hành các thủ tịch, ngày 23-10, Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành kỷ luật bà Thân bằng hình thức cảnh cáo. Cùng ngày, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã họp, xem xét và thống nhất quyết định cách chức Phó trưởng phòng Hành chính – Tiếp dân đối với bà Thân.

Nhà khách tỉnh Đắk Lắk nơi "chắp cánh" cho 2 nữ lãnh đạo

Nhà khách tỉnh Đắk Lắk nơi "chắp cánh" cho 2 nữ lãnh đạo

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, tháng 8-2019, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk nhận đơn nặc danh tố cáo bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973), chức vụ Trưởng phòng Quản Trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975). Bà Thảo chưa học hết cấp 3 nhưng lấy bằng cấp 3 của người chị ruột là bà Sa (hiện là hộ lý, công tác tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng) để học trung cấp, liên thông lên đại học và đã học đến thạc sĩ. Đồng thời, bà Thảo kê khai lý lịch cán bộ công chức không trung thực (gia đình có 12 anh chị em nhưng trong sơ yếu lý lịch tự thuật chỉ khai 4 anh chị em). Quá trình làm việc với tổ chức, bà Sa thừa nhận tố cáo là đúng.

Đối với bà Thân, trao đổi thêm với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Thượng Hải cho biết đã về quê của bà Thân xác minh và xác định bằng tốt nghiệp THPT của bà này là bằng giả. Bà Thân học hết lớp 11 rồi nhờ người ở quê làm bằng tốt nghiệp cấp 3.

Trước khi làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, cả bà Sa và bà Thân đều làm việc tại Nhà khách tỉnh Đắk Lắk

Thống nhất khai trừ Đảng nữ trưởng phòng đánh tráo nhân thân tại Đắk Lắk

Ngày 22/10, bà Đoàn Thị Biên - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, Đảng ủy Khối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Nguyên ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN