Dựng lều sống ‘vật vờ’ cạnh bệnh viện ngóng tin người thân điều trị COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Để theo dõi sức khoẻ của người thân mình, nhiều người mang theo các vật dụng thiết yếu, dựng lều sống tạm bợ cạnh Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An .

Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là đơn vị tuyến cuối tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch của tỉnh Nghệ An. Hiện trung tâm này cũng đang có gần 180 bệnh nhân.

Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là đơn vị tuyến cuối tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch của tỉnh Nghệ An. Hiện trung tâm này cũng đang có gần 180 bệnh nhân.

Phía trước cổng trung tâm, nhiều người dân dựng các túp lều tạm bợ để trú ẩn, chờ đợi thông tin của người thân đang điều trị bên trong.

Phía trước cổng trung tâm, nhiều người dân dựng các túp lều tạm bợ để trú ẩn, chờ đợi thông tin của người thân đang điều trị bên trong.

Mỗi túp lều hơn chục mét vuông hiện đang có hàng chục người kê giường xếp ngả lưng nghỉ tạm qua ngày.

Mỗi túp lều hơn chục mét vuông hiện đang có hàng chục người kê giường xếp ngả lưng nghỉ tạm qua ngày.

Sống nhiều ngày ở bên lề đường, song phần lớn người dân đều chỉ trang bị màn xua muỗi, chăn mỏng và ít khẩu trang, nước sát khuẩn… Bà Nguyễn Thị Hải (quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, hai vợ chồng đã đưa con trai vào đây điều trị COVID-19 được 4 ngày. Con trai bà có bệnh nền, chuyển nặng phải thở ô xy nên 4 ngày qua bà vẫn chưa liên lạc được với con.

Sống nhiều ngày ở bên lề đường, song phần lớn người dân đều chỉ trang bị màn xua muỗi, chăn mỏng và ít khẩu trang, nước sát khuẩn… Bà Nguyễn Thị Hải (quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, hai vợ chồng đã đưa con trai vào đây điều trị COVID-19 được 4 ngày. Con trai bà có bệnh nền, chuyển nặng phải thở ô xy nên 4 ngày qua bà vẫn chưa liên lạc được với con.

“Không có chỗ ngủ nên tôi nói chồng về trước... Vẫn biết là ở đây cũng không giúp được gì nhưng về nhà thì nóng ruột nên ở lại thêm vài ngày”, bà Hải nói.

“Không có chỗ ngủ nên tôi nói chồng về trước... Vẫn biết là ở đây cũng không giúp được gì nhưng về nhà thì nóng ruột nên ở lại thêm vài ngày”, bà Hải nói.

Do lo lắng cho người thân, những người này không ai dám đi xa, chỉ ăn tạm "hộp cơm nghĩa tình" của nhà hảo tâm.

Do lo lắng cho người thân, những người này không ai dám đi xa, chỉ ăn tạm "hộp cơm nghĩa tình" của nhà hảo tâm.

Anh Phạm Xuân Bình (quê huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, vợ đang mang bầu tháng thứ 8 thì mắc COVID-19. Hiện vợ anh đã có thể nói chuyện nên anh vẫn thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm, động viên vợ.

Anh Phạm Xuân Bình (quê huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, vợ đang mang bầu tháng thứ 8 thì mắc COVID-19. Hiện vợ anh đã có thể nói chuyện nên anh vẫn thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm, động viên vợ.

“Không được vào chăm sóc vợ trực tiếp nhưng tôi lo quá không dám về. Tôi ở đây, lỡ vợ cần đồ dùng gì thì đi mua rồi nhờ các y bác sĩ mang vào giúp”, anh Bình nói.

“Không được vào chăm sóc vợ trực tiếp nhưng tôi lo quá không dám về. Tôi ở đây, lỡ vợ cần đồ dùng gì thì đi mua rồi nhờ các y bác sĩ mang vào giúp”, anh Bình nói.

Bác sĩ Quế Anh Trâm - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết, phần lớn người dân túc trực quanh bệnh viện chỉ để chờ đợi để mua các đồ dùng cần thiết cho người thân của mình.

Bác sĩ Quế Anh Trâm - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết, phần lớn người dân túc trực quanh bệnh viện chỉ để chờ đợi để mua các đồ dùng cần thiết cho người thân của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Mai táng bệnh nhân COVID-19: Thu giá ”trên trời”

Theo quy định, bệnh nhân mất do COVID-19 sẽ không tốn chi phí mai táng, tuy nhiên, nhiều hộ gia đình ở Quảng Ngãi đang phải gánh khoản phí mai táng người thân chết vì COVID-19 với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cảnh Huệ ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN