Dùng công nghệ AI Cover giọng hát cố ca sĩ Phi Nhung có bị xử lý?

Báo Người Lao Động trích đăng ý kiến của luật sư Mai Thanh Bình (Công ty luật TNHH Mai Thanh Bình) xung quanh câu hỏi trên.

Trong những ngày qua cộng đồng mạng tranh luận vụ việc đưa công nghệ AI Cover giọng hát các ca sĩ nghệ sĩ.

Công nghệ này giả giọng các nghệ sĩ như Lệ Thuỷ, Đan Trường, Hồ Ngọc Hà… Đặc biệt, nghệ sĩ Lệ Thủy còn bị AI hát rap, hát tiếng Hàn, Thái khiến gia đình bà lên tiếng. Đáng chú ý, AI cũng giả giọng cố ca sĩ Phi Nhung hát những bài được sáng tác gần đây.

Công nghệ AI Cover cố ca sĩ Phi Nhung hát bài Qua cầu rước em

Như vậy, dùng AI giả giọng các nghệ sĩ không được sự đồng ý của họ có vi phạm không? Trường hợp giả giọng người đã qua đời như Phi Nhung thì Luật Sở hữu trí tuệ quy định ra sao?

Về vấn đề này, hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể việc bảo hộ giọng nói và giọng hát.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp...

Giọng hát của ca sĩ sẽ gián tiếp được bảo hộ thông qua việc đáp ứng những quy định liên quan đến quyền nhân thân và quyền tài sản của ca sĩ đối với bản ghi âm, ghi hình hoặc các buổi biểu diễn.

NSND Lệ Thủy bị sử dụng công nghệ AI hát bài Thủy Triều đang nổi trên mạng

Căn cứ quy định của luật này thì giọng hát của ca sĩ sẽ gián tiếp được bảo hộ thông qua việc đáp ứng những quy định liên quan đến quyền nhân thân và quyền tài sản của ca sĩ đối với bản ghi âm, ghi hình hoặc các buổi biểu diễn….

Có thể nói việc con người dùng AI giả giọng các nghệ sĩ không được sự đồng ý của họ là vi phạm quyền nhân thân của nghệ sĩ theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ. Quyền nhân thân được bảo hộ kể cả sau khi họ chết, vì vậy trường hợp giả giọng người đã qua đời như Phi Nhung cũng vi phạm quyền nhân thân của nghệ sĩ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp những đối tượng sử dụng phần mền AI này cố tình xâm phạm thì sẽ chịu những chế tài liên quan. Chế tài dân sự là việc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể tiến hành khởi kiện vụ án ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, ngừng hành vi vi phạm.

Về hình sự, tùy vào mức độ cũng như tính chất hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ngoài ra người vi phạm có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ vụ việc Nam Em, lãnh đạo Thông tin và Truyền thông TP HCM nhấn mạnh cơ quan chức năng kiên quyết xử lý những trường hợp lợi dụng mạng xã hội để thu hút người theo dõi, dư luận bằng những hành vi lệch chuẩn

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Luật sư Mai Thanh Bình (Công ty luật TNHH Mai Thanh Bình) ([Tên nguồn])
Nóng trên mạng xã hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN