Dự thảo luật mới: Thêm 2 trường hợp tài xế xe máy chở 2 người không bị phạt

So với Luật giao thông đường bộ 2008, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TT, ATGT) đường bộ đã bổ sung thêm 2 trường hợp lái xe máy được phép chở tối đa 2 người.

Thêm 2 trường hợp tài xế xe máy được chở 2 người

Bộ Công an vẫn đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ (sau đây gọi là dự thảo) cho tới ngày 13/9.

Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, Đoàn luật sư Hà Nội) đánh giá, so với Luật giao thông đường bộ hiện hành, dự thảo luật đang được Bộ Công an lấy ý kiến đã bổ sung, quy định chi tiết nhiều nội dung về quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ. Trong đó, đáng chú ý có nội dung về quy tắc dành cho “người lái xe, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy” (điều 31, dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ).

Người điều người xe máy chỉ được chở 1 người và chỉ được chở tối đa 2 người với một số trường đối tượng, trong đó có trẻ em dưới 14 tuổi. (Ảnh minh họa/Nguồn: Cục CSGT)

Người điều người xe máy chỉ được chở 1 người và chỉ được chở tối đa 2 người với một số trường đối tượng, trong đó có trẻ em dưới 14 tuổi. (Ảnh minh họa/Nguồn: Cục CSGT)

“Dự thảo có một số điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008. Ví dụ, giống như Luật Giao thông đường bộ 2008, dự thảo luật mới quy định: Người điều người xe máy chỉ được chở 1 người và chỉ được chở tối đa 2 người trong với các trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Trẻ em dưới 14 tuổi.

Tuy nhiên, ngoài các trường hợp nêu trên, dự thảo có thêm 2 trường hợp người điều khiển xe máy được chở tối đa 2 người là chở “Người già yếu” hoặc “người khuyết tật”. Đây là bổ sung cần thiết, mang tính nhân văn”, luật sư Trần Tuấn Anh nói.

Cấm lái xe máy thực hiện hàng loạt hành vi nguy hiểm

Giám đốc Công ty luật Minh Bạch cho biết thêm, dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ cũng cấm tài xế xe máy thực hiện các hành vi gây mất an toàn giao thông khá phổ biến hiện nay.

“So với Luật Giao thông đường bộ 2008, dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ đã bổ sung thêm hàng loạt hành vi cấm tài xế xe máy thực hiện.

Cụ thể là các hành vi: Chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;

Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

Đây là các hành vi vi phạm cực kỳ nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Thực tế, rất nhiều vụ tai nạn hoặc gây mất trật tự thời gian qua xuất phát từ các hành vi vi phạm như đứng, nằm trên xe điều khiển xe, sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường.

Việc cấm tài xế thực hiện các hành vi nêu trên là cơ sở pháp lý để lực lượng chức năng ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm, tránh những sự việc đáng tiếc” – luật sư Trần Tuấn Anh nói.

Luật sư Trần Tuấn Anh đánh giá dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ đang được lấy ý kiến đã bổ sung, quy định chi tiết nhiều nội dung về quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ.

Luật sư Trần Tuấn Anh đánh giá dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ đang được lấy ý kiến đã bổ sung, quy định chi tiết nhiều nội dung về quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh, trong phần quy định về quy tắc tham gia giao thông đường bộ đối với người lái xe máy, dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ không đề cập cấm “sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”. Tuy nhiên, tại điều 8 - Các hành vi bị nghiêm cấm (thuộc Chương 1 – Quy định chung) của dự thảo đã nêu rõ cấm “Dùng tay sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

“Với quy định chung này, nếu luật được phê chuẩn, tất cả các tài xế điều khiển phương tiện bao gồm ô tô, xe máy… đều không được sử dụng điện thoại khi lái xe”, luật sư Trần Tuấn Anh nói.

QUY TẮC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE, NGƯỜI NGỒI TRÊN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY TRONG DỰ THẢO LUẬT TT, ATGT ĐƯỜNG BỘ VÀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008

(*Nội dung khác biệt được bôi đỏ)

DỰ THẢO LUẬT TT, ATGT ĐƯỜNG BỘ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2008
Điều 31. Người lái xe, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi;

d) Người già yếu hoặc người khuyết tật.

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người lái xe, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đúng loại cho người đi mô tô, xe máy và cài quai đúng quy cách. 2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;c) Sử dụng ô;

d) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;

e) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

g) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

b) Sử dụng ô;c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
Gặp “vạch xương cá”, tài xế xe máy đi thế nào để tránh bị CSGT phạt?

Người điều khiển xe máy cần lưu ý các cung đường có vạch xương cá, nên đi trên đúng làn đường dành cho xe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Lái xe thông thái Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN