Dữ liệu radar: QZ8501 gặp nạn vì vọt lên quá nhanh

“Cho đến nay, những chỉ số mà radar ghi nhận được cao đến mức không thể tin được. Máy bay vọt lên rất cao, quá cao, vượt qua cả khả năng chịu đựng của nó”.

Ngày 31/12, một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay QZ8501 cho biết những dữ liệu radar mà các điều tra viên đang xem xét cho thấy trước khi gặp nạn, chiếc máy bay này đã vọt lên nhanh đến mức “không thể tưởng được” và có thể đã vượt qua ngưỡng an toàn của máy bay Airbus A320.

Những dữ liệu này được truyền đến màn hình radar của đài kiểm soát không lưu Jakarta ngay trước khi chiếc máy bay mất liên lạc và biến mất.

Nguồn tin này khẳng định: “Cho đến nay, những chỉ số mà radar ghi nhận được cao đến mức không thể tin được. Máy bay vọt lên rất cao, quá cao, vượt qua cả khả năng chịu đựng của nó”.

Dữ liệu radar: QZ8501 gặp nạn vì vọt lên quá nhanh - 1

Cứu hộ Indonesia đưa thi thể nạn nhân đầu tiên lên bờ bằng trực thăng

Tuy nhiên, nguồn tin này cũng lưu ý rằng những dữ liệu để đưa ra nhận định trên vẫn chưa đầy đủ để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Trong khi đó, bạn bè và đồng nghiệp của cơ trưởng trên chuyến bay cho biết ông này là một phi công chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.

Những phát hiện ban đầu này càng củng cố nhận định của một số chuyên gia rằng thời tiết xấu cộng với sai sót của phi công là nguyên nhân khiến chiếc máy bay đâm xuống biển Java và khiến toàn bộ hành khách, phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng.

Mặc dù vậy, việc tìm thấy hộp đen của máy bay mới là yếu tố quan trọng để hoàn chỉnh dữ liệu và đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân máy bay gặp nạn. Nguồn tin trên nói: “Bằng các dữ liệu hộp đen, chúng tôi có thể biết được điều gì đã diễn ra trong buồng lái và trên chiếc máy bay, từ đó mới xác định được dữ liệu radar có chính xác hay không”.

Vọt lên quá chậm?

Lúc 6:20 sáng hôm Chủ nhật, phi công trên chiếc QZ8501 xin phép đài kiểm soát không lưu được tăng độ cao từ 32.000 feet lên 38.000 feet (11.582 mét) và lượn sang trái để tránh một cơn bão ở phía trước.

Hai phút sau, đài kiểm soát không lưu trả lời và yêu cầu QZ8501 chuyển hướng sang trái 7 dặm và tăng độ cao lên 34.000 feet, thế nhưng họ không nhận được phản hồi từ phi công. Lúc đó radar vẫn bắt được tín hiệu của chiếc máy bay, nhưng 6 phút sau đó, tín hiệu hoàn toàn biến mất.

Một hình ảnh rò rỉ từ Lực lượng Phòng không Hải quân Indonesia chịu trách nhiệm giám sát không phận nước này cho thấy chiếc QZ8501 đã tăng độ cao lên 36.300 feet và đang tiếp tục vọt lên với tốc độ 353 knot (653,7 km/h).

Dữ liệu radar: QZ8501 gặp nạn vì vọt lên quá nhanh - 2

Hình ảnh radar rò rỉ cho thấy QZ8501 đã đột ngột vọt lên quá cao với vận tốc quá chậm

Hai phi công kỳ cựu khẳng định rằng nếu dữ liệu rò rỉ này là chính xác, điều đó cho thấy chiếc máy bay QZ8501 đã vọt lên quá đột ngột với tốc độ quá chậm khiến nó bị mất sức nâng và bị “khựng”.

Lúc này sức đẩy của động cơ không đủ để chiếc máy bay vừa vọt lên vừa tiến lên phía trước, khiến máy bay rơi vào tình trạng mất kiểm soát và lao nhanh xuống mặt biển ở phía dưới.

Một phi công giải thích rằng máy bay A320 thường bay bằng ở vận tốc khoảng 516 knot (955,6 km/h) khi ở độ cao 32.000 feet. Tuy nhiên khi gặp phải vùng không khí nhiễu loạn, phi công phải giảm tốc độ xuống mức được gọi là tốc độ xuyên bão để có thể vượt qua được vùng không khí này an toàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng ([Tên nguồn])
Máy bay AirAsia của Malaysia gặp nạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN